Giá trị dinh dưỡng của mía và nước mía

Tuấn Bảo, icon
10:00 ngày 06/06/2018

VTV.vn - Mía không những có vị ngọt dễ chịu hợp với khẩu vị mọi người mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết.

Hình minh họa (Ảnh: Lifealth)

Theo Cục An toàn thực phẩm, mía là một thức ăn mát, ngọt và bổ được nhiều người ưa thích. Về giá trị dinh dưỡng, các nghiên cứu đã cho thấy, trong thân cây mía ngoài thành phàn cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%, còn có các chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ. Vì vậy mía không những có vị ngọt dễ chịu hợp với khẩu vị mọi người mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết

Ngoài giá trị ăn uống, mía còn là một vị thuốc tốt được nhân dân ta dùng từ lâu đời. Theo Đông y, nước mía vị ngọt mát, tình bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nuớc tiểu đỏ và rất bổ dưỡng, nên được dùng để chữa nhiều bệnh. Dưới đay là một số bài thuốc đơn giản thường dùng :

- Chữa ho nhiệt, sổ mũi, miệng khô : Lấy mía ép hoặc giã lây nước nấu cháo ăn.

- Giải say rượu : Uống nước mía hoặc nhai mía nuốt nước.

- Chữa cơ thể suy nhược, ăn ngủ kém : Lấy nửa lít nước mía và 2 quả trứng gà tươi. Đun sôi nước mía, đập trứng vào, nhắc xuống, đậy kín nắp, ăn nóng. Nếu chân tay lạnh, thêm lát gừng sống giã nát cho vào nước mía khi sôi.

- Chữa bàng quang thấp nhiệt, đái rắt, đái buốt, viêm đường tiết niệu : Mía một khúc khoảng 300g, mã đề (cả cây) 200g, râu ngô 150g. Mía lùi sơ, rửa sạch, cắt khúc, chẻ nhỏ, cho các thứ vào nồi, sắc lấy nước uống.

- Chữa ngộ độc : Thân mía 80g, thục địa, ý dĩ, cam thảo bắc mỗi thứ 30g; lá tre, kim ngân, rễ cỏ tranh, rễ ngưu tất mỗi thứ 20g. Cho các vị vào nồi, đổ một lít nước, nấu sôi rồi đun nhỏ lửa trong 15 – 20 phút. Uống lúc thuốc còn nóng. Cũng có thẻ chữa ngộ độc bằng cách lấy thân cây mía giã nát cùng với rễ cỏ tranh, ép lấy nước, đun sôi, trộn với nước dừa uống.

- Chữa phụ nữ ra nhiều khí hư :Dùng lá cây mía tím 30g, lá huyết dụ 20g, lá mò trắng (bạch đồng nữ) 12g, lá mò đỏ (xích đồng nam) 12g. Đem tất cả thái nhỏ, sao vàng, sắc nước uống thay trà trong ngày

- Chữa phụ nữ có thai hay buồn nôn : Lấy một bát con nước mía khoảng 150ml, trộn thêm chút nước cốt gừng vào (khoảng 5ml) uống 2 – 3 lần trong ngày sẽ đỡ buồn nôn và ăn ngon miệng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục