Hiểm họa từ mẹo vặt trong điều trị bệnh

CSTN, icon
07:32 ngày 04/11/2013

Khi gặp phải bệnh tật hay một số tai nạn rủi ro, nhiều người thường áp dụng những mẹo vặt để điều trị mà không biết thực chất có tác dụng hay không.

Trên trường quay Sống khỏe, chương trình Cuộc sống thường ngày, Thầy thuốc nhân dân Phạm Xuân Hướng đã dành thời gian trả lời những thắc mắc của quý khán giả về các mẹo chữa bệnh dân gian được cho là hữu hiệu trong điều trị bệnh trong cuộc sống.

‘ Những mẹo điều trị bệnh không có căn cứ có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn. (Ảnh minh họa)

Khán giả: Những người già bị tai biến, thường được nhiều người mách châm và lấy máu ở 10 đầu ngón tay thì bệnh sẽ khỏi, xin bác sĩ cho biết có phải như vậy hay không?

Bác sĩ Phạm Xuân Hướng: Trong Đông y thường trích 10 đầu ngón tay để hạ nhiệt, trích 10 đầu ngón tay khi xuất huyết não là không có cơ sở. Trong xuất huyết não, cần biết được người bệnh đang phồng động mạch ở não hay đã xuất huyết, điều này hết sức cần thiết trong việc điều trị bệnh. Nếu không biết được tình trạng bệnh mà tiến hành cứu chữa không có cơ sở, “làm mò” sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân.
Khán giả:
Có người mách tôi, nếu người già bị tai biến dẫn tới méo miệng, dùng hai tay kéo mạnh hai tai người bệnh. Cho tôi hỏi cách sơ cứu đó thực sự có tác dụng hay không?
Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng:
Khi xuất huyết dẫn tới méo miệng, tức bệnh nhân đã xuất huyết ở não. Khi thực hiện sơ cứu bằng cách lấy hai tay kéo tai bệnh nhân sẽ càng làm cho bệnh trở nên nguy hiểm hơn. Trong Đông y cũng như Tây y không có động tác kéo tai bệnh nhân trong sơ cứu xuất huyết não. Việc cần làm ban đầu là đo huyết áp cho bệnh nhân, nếu huyết áp tụt thấp tức đã xảy ra tình trạng vỡ mạch máu não nên nhanh chóng đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế để điều trị.

Để tìm hiểu thêm những tác hại có thật của việc sơ cứu không có cơ sở qua tư vấn của bác sĩ Đông y Phạm Xuân Hướng, mời quý vị và các bạn theo dõi Video chuyên mục Sống khỏe, chương trình Cuộc sống thường ngày dưới đây.

Cùng chuyên mục