Ngăn ngừa hạ thân nhiệt và tê cóng những ngày rét đậm

Theo Dan tri, icon
02:00 ngày 03/02/2016

VTV.vn Dù là người khỏe mạnh hay những người có nguy cơ cao mắc bệnh trong mùa đông giá rét thì cũng cần trang bị những hiểu biết cơ bản nhất để ngăn ngừa tình trạng hạ thân nhiệt.

Trong những ngày vừa qua, các tỉnh phía Bắc và vùng Bắc Trung Bộ chìm sâu trong giá rét. Nhiệt độ xuống thấp kèm theo mưa ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của đại bộ phận người dân. Đặc biệt là trẻ nhỏ, người già và người có hệ miễn dịch kém. Thời tiết lạnh không chỉ ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch mà còn tác động xấu tới tim, da, phổi và thân nhiệt. Vì thế cho dù là những người khỏe mạnh hay những người có nguy cơ cao mắc bệnh trong mùa đông giá rét thì cần trang bị cho bản thân những hiểu biết cơ bản nhất để ngăn ngừa tình trạng hạ thân nhiệt và tê cóng.

Nhiệm vụ của vùng não là giữ cho các cơ quan chủ chốt ấm bằng mọi giá và nếu cần sẽ phải hy sinh những bộ phận ngoại vi. Đó là lý do tại sao chúng ta cảm thấy tê ở đầu ngón tay và ngón chân – vì cơ thể đang dồn máu ấm về trung tâm và hạn chế bơm máu đến những vùng ngoại vi như ngón chân hay ngón tay. Ngay khi những cơn gió lạnh táp vào mặt, cơ thể chúng ta sẽ tự phản ứng bằng cách chuyển máu tránh xa da cũng như các bộ phận nhô ra bên ngoài như ngón tay, ngón chân và chuyển lượng máu đó vào khu vực trung tâm của các cơ quan này.

Hạ thân nhiệt là hiện tượng khi nhiệt độ của cơ thể dần hạ xuống, chủ yếu xảy ra do cơ thể không được trang bị quần áo đủ ấm để chống chọi với cái lạnh bên ngoài, làm việc lâu dưới môi trường có nhiệt độ thấp… Khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống mức cực thấp, trái tim, hệ thống thần kinh và các cơ quan khác bắt đầu ngừng hoạt động.

Nếu không được điều trị, giảm thân nhiệt có thể gây tử vong. Do đó nhận biết sớm các triệu chứng của hạ thân nhiệt có thể giúp phòng tránh và xử trí kịp thời tình trạng nguy hiểm này. Các triệu chứng thường gặp khi bị hạ thân nhiệt là run rẩy, chóng mặt, lú lẫn, yếu cơ, tăng nhịp tim và thở gấp. Hạ thân nhiệt nặng có thể gây ra các triệu chứng như thở sâu, buồn ngủ, mơ màng, nói lắp, lú lẫn và mất ý thức.

Hạ thân nhiệt là hiện tượng cơ thể giảm dần nhiệt độ, chủ yếu xảy ra do cơ thể không được trang bị quần áo đủ ấm để chống chọi với cái lạnh bên ngoài, làm việc lâu dưới môi trường có nhiệt độ thấp.
Hạ thân nhiệt là hiện tượng cơ thể giảm dần nhiệt độ, chủ yếu xảy ra do cơ thể không được trang bị quần áo đủ ấm để chống chọi với cái lạnh bên ngoài, làm việc lâu dưới môi trường có nhiệt độ thấp.

Nếu phát hiện bản thân hoặc những người xung quanh có các triệu chứng hạ thân nhiệt đột ngột cần:

• Nhanh chóng di chuyển vào nơi ấm áp như trong nhà, bếp, phòng ngủ... .

• Che kín đầu, cách ly khỏi nền đất lạnh.

• Cố gắng làm ấm cơ thể bằng cách cởi bỏ quần áo ẩm ướt, thay bằng đồ khô ấm.

• Có thể uống nước gừng hoặc trà gừng nóng từng tí một để làm ấm cơ thể từ bên trong.

• Dùng gạc ấm hoặc chườm nóng đặt lên cổ, lồng ngực, háng để tăng dần nhiệt độ cơ thể.

Lưu ý: không nên cố làm ấm tay, chân vì làm nóng tay, chân quá nhanh sẽ thúc đẩy máu lạnh dồn về tim, phổi và não, gây hạ thân nhiệt trung tâm, có thể dẫn tới tử vong. Tuyệt đối không cho người bệnh uống đồ uống có cồn, chỉ nên sử dụng nước ấm. Không nên chườm nóng trực tiếp và không nên dùng đèn sưởi, nước nóng, đệm sưởi để làm ấm.

Tê cóng: chớ xem thường

Tê cóng xảy ra khi các mô bên dưới da “đóng băng” khi tiếp xúc với thời tiết lạnh và nhiều gió.
Tê cóng xảy ra khi các mô bên dưới da “đóng băng” khi tiếp xúc với thời tiết lạnh và nhiều gió.

Hạ thân nhiệt không phải là mối nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe duy nhất trong mùa đông giá lạnh. Nếu ở bên ngoài quá lâu và không trang bị đủ quần áo ấm, nhiều người có thể bị bong gân, tê cóng và thậm chí là tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

Tê cóng xảy ra khi da và các mô bên dưới da " đóng băng" khi tiếp xúc với thời tiết lạnh và nhiều gió. Tình trạng tê cóng quá nghiêm trọng có thể dẫn tới da bị phồng rộp hoặc chuyển màu đen do hoại tử các mô bên trong.

Vậy nên làm gì để phòng ngừa tình trạng tê cóng trong mùa đông này? Làm nóng vùng da một cách từ từ là cách hiệu quả để điều trị tê cóng.

Sưởi ấm vùng chân, tay bị tê cóng bằng hơi thở ấm của mình hoặc áp phần chân, tay có quần áo ấm vào phần cơ thể bị lộ ra ngoài.

Có thể ngâm phần bị tê cóng vào nước ấm từ 5 – 10 phút. Sau đó vùi vào chăn ấm trong nhà hoặc nơi kín gió. Tuy nhiên không nên hơ trực tiếp tay, chân bị tê cóng trên lửa, không chà xát hoặc xoa bóp phần cơ thể bị tê cóng tránh dẫn tới tổn thương các mô. Ngoài ra cũng nên hạn chế đi lại khi chân bị tê cóng.

Ăn mặc phù hợp với thời tiết, trang bị đầy đủ áo khoác, găng tay, mũ, tất ấm khi ra ngoài. Cần lưu ý tới chất liệu vải của các trang phục mùa đông. Nên lựa chọn các loại áo khoác, găng tay, mũ... làm từ vật liệu chống thấm ướt, phù hợp với thời tiết mùa đông lạnh, ẩm ướt và nhiều gió.

Khi bị tê cóng, trước hết nên làm ấm tay, chân bằng hơi thở ấm hoặc áp phần tay, chân có quần áo ấm vào phần cơ thể bị lộ ra bên ngoài.
Khi bị tê cóng, trước hết nên làm ấm tay, chân bằng hơi thở ấm hoặc áp phần tay, chân có quần áo ấm vào phần cơ thể bị lộ ra bên ngoài.

Nếu bị tê cóng nghiêm trọng dẫn tới tình trạng da tái nhợt, người cứng và lạnh, sau khi sơ cứu, người bệnh cần được nhanh chóng chuyển tới bệnh viện để các bác sĩ tư vấn điều trị. Với các trường hợp bị tê cóng nhưng sưởi ấm không đúng cách dẫn tới tình trạng da bị phồng rộp, cũng nên tới bệnh viện, các cơ sở y tế để khám và điều trị.

Ngay cả khi nhiệt độ không quá thấp nhưng tiếp xúc với gió lạnh quá lâu cũng có thể dẫn tới tê cóng và hạ thân nhiệt. Cần chú ý tới bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ tê cóng và hạ thân nhiệt do thời tiết để có biện pháp xử trí kịp thời.

Cùng chuyên mục