Sẵn sàng trả tiền để cai nghiện bằng Methadone: Liệu có được ưu tiên?

PV, icon
12:01 ngày 03/12/2013

 Theo TS Hoàng Văn Kể, thành viên tổ chuyên gia của Ủy ban Quốc gia phòng chống ADIS, ma túy, mại dâm: Người cai nghiện chỉ cần chi trả theo quy định của Nhà nước mà không phải chi trả thêm hay chi trả với giá thành cao.

Trả lời câu hỏi: “Tôi nộp hồ sơ đã lâu mà vẫn chưa được nhận vào cơ sở điều trị Methadone, do quá tải. Vậy tôi phải làm gì?” Tiến sĩ Hoàng Văn Kể, thành viên Tổ chuyên gia Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm cho biết: Hiện nay còn có rất nhiều trở ngại về việc tham gia điều trị tại các cơ sở điều trị Methadone.

‘ Tiến sĩ Hoàng Văn Kể, Thành viên Tổ chuyên gia Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm trả lời trong chuyên mục.

Có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân đầu tiên là trở ngại về nguồn nhân lực, trở ngại về thuốc… do đó chương trình điều trị Methadone cũng chưa triển khai được mạnh mẽ, mở rộng ra ngoài cộng đồng. Bên cạnh đó, ngoài cộng đồng hiện nay còn rất nhiều người mong muốn được điều trị Methadone do chương trình này rất tốt và có hiệu quả.

Hiện nay mới có khoảng 15.000 người bệnh được tham gia, ở 72 cơ sở điều trị Methadone. Để đạt được mục tiêu 80.000 người được tham gia chương trình điều trị bằng Methadone trong năm 2016, cần có khoảng 300 cơ sở điều trị Methadone mới có thể đảm bảo được. Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ và các địa phương chưa giải quyết được vấn đề thiếu cơ sở điều trị Methadone nên rất mong bạn thông cảm.

Một khán giả đặt câu hỏi: “Tôi sẵn sàng tự trả tiền để được điều trị bằng Methadone. Vậy tôi có được ưu tiên không?”, Tiến sĩ Hoàng Văn Kể cho biết: "Rất hoan nghênh bạn chia sẻ với Nhà nước đã sẵn sàng chi trả cho dịch vụ của mình. Tới đây chương trình được mở rộng, khó khăn được tháo gỡ, nhiều cơ sở điều trị Methadone được xây dựng, bạn và nhiều người mong muốn sử dụng sẽ chỉ cần trả chi phí theo quy định của Nhà nước, hỗ trợ chương trình, không cần phải trả cao".

Mời quý vị và các bạn theo dõi Video chi tiết:

Cùng chuyên mục