Táo bón kéo dài, trẻ có thể rơi vào tình trạng ngộ độc trường diễn

Ban Khoa giáo, icon
08:46 ngày 11/09/2017

VTV.vn - Khi trẻ bị táo bón, những chất độc giữ trong ruột và ngấm vào máu, làm cho trẻ bị tình trạng ngộ độc trường diễn, dẫn tới chậm lớn, suy dinh dưỡng...

Theo số liệu điều tra tại các phòng khám Nhi khoa cho thấy, có khoảng 35% số trẻ bị táo bón. Có nhiều nguyên nhân gây táo bón ở trẻ như: do ăn uống, bệnh lý hoặc thói quen đại tiện không hợp lý. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, 95% số trẻ bị táo bón là do chế độ ăn uống: ăn nhiều đạm, uống ít nước, ăn ít chất xơ...

Táo bón là triệu chứng thông thường nên nhiều cha mẹ thường bỏ qua giai đoạn đầu. Đến khi trẻ bị táo bón nặng như khóc khi đại tiện, kém ăn, thay đổi tính tình... thì mới đưa trẻ đi điều trị.

TS. BS. Cao Thị Hậu cho biết, tùy từng độ tuổi mà trẻ đi đại tiện khác nhau. Thông thường, trẻ sau 1 tuổi trung bình ít nhất 1 lần một ngày. Trẻ nào đi ít, lượng phân ít như phân dê thì trẻ đã bị táo bón. Khi trẻ bị táo bón, những chất độc giữ trong ruột và ngấm vào máu, làm cho trẻ bị tình trạng ngộ độc trường diễn, dẫn tới bứt rứt, chậm lớn, suy dinh dưỡng...

Các bà mẹ thường chỉ chú ý tới chất đạm cho bé, ít bổ sung tới cung cấp chất xơ cho trẻ. Trong đó, chất xơ hòa tan rất tốt, có chủ yếu trong rau, quả.

Khi chế biến bữa ăn cho bé, ngoài đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, các bà mẹ còn phải chú ý không bị mất chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến. Ví dụ, khi nấu bột, cháo, các mẹ nên thái nhỏ rau thay vì xay nhuyễn hoặc cho rau vào sau thay vì cho từ đầu...

Mời quý vị theo dõi phần tư vấn của TS. BS. Cao Thị Hậu và chia sẻ của khách mời - MC Mỹ Lan trong chương trình Vì sức khỏe người Việt sau đây:

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục