Tiểu đường thai kỳ - Nguy mẹ, hại con

VTV9, icon
09:58 ngày 18/06/2018

VTV.vn - Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng tiểu đường trong thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và em bé.

Theo thống kê của Hiệp hội Sản phụ khoa thế giới năm 2015, tỷ lệ mắc tiểu đường thai kỳ ngày càng tăng, chiếm khoảng 16% trên tổng số thai phụ. Với bệnh tiểu đường thai kỳ, thai phụ và thai nhi, trẻ sơ sinh phải đối diện với nhiều nguy cơ, biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, tiểu đường trong thai kỳ lại chưa được cộng đồng quan tâm và hiểu đúng.

Tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra đối với một số bệnh nhân có yếu tố nguy cơ như: thai phụ béo phì, thừa cân, tiền sử gia đình có người bị tiểu đường, thai phụ lớn tuổi, người bệnh tiền tiểu đường… Các chuyên gia cảnh báo, tiểu đường thai kỳ nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các tai biến.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dù nguy hiểm, nguy cơ mắc ngày càng cao, tiểu đường thai kỳ có thể chủ động phòng ngừa bằng các xét nghiệm khi đi khám phụ khoa, tầm soát tiểu đường thai kỳ từ tuần 24 - tuần 28 khi mang thai. Tiểu đường thai kỳ có thể được phát hiện qua một số xét nghiệm đơn giản khi thai phụ đi khám. Sau khi được điều trị giúp đường huyết ổn định, các nguy cơ cho mẹ và em bé sẽ giảm rõ rệt.

Mẹ bị tiểu đường trong thai kỳ, con dễ bị đột tử Mẹ bị tiểu đường trong thai kỳ, con dễ bị đột tử

Thông thường trong khoảng 100 thai phụ đái tháo đường thai kỳ, có khoảng 8 người phải tiếp tục theo dõi nguy cơ đái tháo đường type 2 sau khi sinh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục