Chính phủ Nhật "bơm" 7.000 tỷ Yen vào nền kinh tế

Lại Hoa-Thứ sáu, ngày 05/04/2013 22:49 GMT+7

Ảnh minh họa

  Tính đến 18h hôm nay (5/4) theo giờ Việt Nam, đồng Yen giảm 0,19% so với USD, giao dịch ở mức 1 USD ăn 96,15 Yen.

Trái ngược với đó, thị trường chứng khoán có phiên tăng điểm mạnh nhất trong vòng bốn năm rưỡi.Trước đó, ngày 4/4, Chính phủ Nhật đã quyết định "bơm" thêm 7.000 tỷ Yen vào nền kinh tế. Ngay lập tức, đồng Yen giảm mạnh so với USD.

Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, chỉ số Nikkei 225 của Nhật tăng gần 1,6 % sau khi chạm mốc 13.000 điểm lần đầu tiên kể từ tháng 8/2008. Theo các chuyên gia, quyết định "bơm" tiền của Chính phủ Nhật đã phần nào hiện thực hóa mục tiêu giúp nền kinh tế đạt mức lạm phát 2% diễn ra trong vòng 2 năm. Từ lâu, người Nhật đã muốn nói lời tạm biệt với giảm phát, quyết định "bơm" tiền mạnh tay phát đi từ Ngân hàng Trung ương Nhật BOJ như câu trả lời cho quyết tâm đó. Một quyết tâm cao cả, khiến thị trường phải ngỡ ngàng, khiến nhà đầu tư không khỏi ngạc nhiên.

Ông Daragh Maher, chuyên gia chiến lược tại HSBC FX nhấn mạnh: “Bất ngờ và đầy ấn tượng. Thường thì chúng tôi đã quen với việc BOJ sẽ bơm tiền dần dần, từ từ, nhưng lần này Ngân hàng Trung ương Nhật đã thực hiện bước tiến lớn để đạt mục tiêu lạm phát 2%".

Tiền "bơm" nhiều, kết quả sẽ khiến cho đồng Yen giảm giá, điều đó đương nhiên có lợi cho xuất khẩu của Nhật, tuy nhiên giới chuyên gia cũng đang xì xào bàn tán về những mặt tiêu cực do hành động này gây ra. Họ lo sợ đồng tiền giảm giá quá nhanh có thể dấy lên cuộc chiến tranh tiền tệ với các quốc gia khác. Ví dụ như Pháp, hiện nước này đang đứng ngồi không yên vì cho rằng, đồng Yen giảm giá sẽ khiến euro tăng giá trị, gây khó cho lĩnh vực xuất khẩu của nước này và kịch bản cũng tương tự với nhiều quốc gia khác.

Cũng theo ông Daragh Maher: “Đồng Yen tăng giá trong suốt 20 năm qua, Chính phủ Nhật Bản đã không làm gì, giờ Nhật đứng lên quyết tâm thay đổi tình hình đất nước. Dĩ nhiên đó là điều tốt cho họ, nhưng sẽ khó khăn cho nhiều nước khác".

Tuy nhiên, ông Daragh thừa nhận, không phải ai cũng tin Nhật sẽ đạt mục tiêu lạm phát 2% trong hai năm tới, dẫu Ngân hàng trung ương có cố gắng "bơm" tiền.

“Đồng Yen yếu có thể khiến lạm phát cao, nhưng đó chỉ là sự tăng trưởng trong ngắn hạn mà thôi. Những gì Chính phủ Nhật cần là tăng trưởng, tăng trưởng thật sự, tăng về tiền lương, về nhu cầu thật của người dân. Nhưng có vẻ thời gian 20 năm giảm phát là tảng đá quá chắc chắn mà Chính phủ khó có thể bẩy đi được”, ông Daragh Maher nói.

Đồng tình với ý kiến trên, Bộ trưởng Tài chính Đức cũng liên tục thúc giục Nhật hãy tìm cách giải quyết vấn của đất nước một cách tổng thể, chứ không chỉ dựa trên giải pháp "bơm" tiền vào nền kinh tế.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước