Khó khăn giáo dục vùng cao Quảng Bình

Vĩnh Lộc-Thứ tư, ngày 17/04/2013 09:14 GMT+7

Lớp học của các trẻ em vùng cao. (Ảnh: Internet)

 Mặc dù đã được chính quyền và các cấp quan tâm, nhưng tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Bình công tác dạy học, đặc biệt là vấn đề trường lớp, nhà ở nội trú cho giáo viên và học sinh vẫn còn nhiều thiếu thốn.

Trường Tiểu học và THCS Dân Hóa huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình có tỷ lệ học sinh người đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm hơn 90%, chủ yếu là dân tộc Khùa, Mày, Sách… Ngoài điểm trường chính được xây dựng kiên cố tại trung tâm xã, trường còn các điểm trường lẻ nằm trên các địa bàn khác. Một điểm chung của tất cả các điểm trường này là học sinh đều phải học tập trong những phòng học tạm bợ, cơ sở hạ tầng yếu kém.

Điểm trường Balooc thuộc trường Tiểu học và THCS Dân Hóa là một ví dụ. Điểm trường này hiện nay có 5 lớp nhưng lại chỉ có 3 phòng học, vì vậy nhà trường đã phải tổ chức dạy hai ca một ngày.

Mặt khác, điều kiện cơ sở vất chất ở đây quá thiếu thốn, bàn ghế không đồng bộ, lớp học được lắp ghép bằng tôn nên trời mưa rất ồn, trời nắng lại vô cùng nắng nóng. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy và học của thầy và trò nơi đây.

Thầy giáo Đinh Hải, điểm trường Balooc, cho biết: “Các em học sinh ở đây đi học rất vất vả. Hầu hết các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không có áo quần ấm để mặc khi trời lạnh. Bên cạnh đó, điều kiện dạy và học ở đây cũng rất thiếu thốn”.

Được đầu tư xây dựng từ năm 2010, nhưng đến nay 20 phòng ở nội trú cho học sinh đồng bào dân tộc các bản Kaai, Chalo, Ta rà, Ka Vàng, Ba looc ở huyện Minh Hóa vẫn đang trong tình trạng dầm mưa giải nắng.

Các hạng mục được đầu tư xây dựng ở đây đang bị bỏ dở dang. Không biết bao giờ dự án nhà ở nội trú cho học sinh mới hoàn thành và đưa vào sử dụng. Chỉ biết rằng, hiện tại điều kiện ăn ở, sinh hoạt của các em rất tạm bợ. Để có một nơi ở ổn định đang là niềm mơ ước của các em.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước