Lý giải địa chất về động đất tại Nhật Bản

Anh Quân (Ban Thời sự)-Thứ bảy, ngày 16/04/2016 21:12 GMT+7

VTV.vn - Do vị trí địa lý đặc biệt, Nhật Bản đã thường xuyên phải gánh chịu các trận động đất.

Nhật Bản là một quốc gia đặc biệt khi các mặt xung quanh đều giáp biển. Do vị trí đặc biệt này, Nhật Bản phải gánh chịu rất nhiều thiên tai, trong đó tác động lớn nhất là động đất, núi lửa và sóng thần.

Nhật Bản nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương và nằm ở điểm nối của 3 mảng kiến tạo địa chất, khiến quốc gia này thường xuyên phải chịu các rung chấn do các mảng kiến tạo di chuyển va chạm với nhau.

Bề mặt trái đất được chia thành 15 mảng kiến tạo địa chất và các mảng này không đứng yên mà luôn di chuyển. Vị trí địa lý của Nhật Bản nằm trên mảng kiến tạo Thái Bình Duơng. Theo các nhà khoa học, mảng kiến tạo này di chuyển gần 9cm mỗi năm. Khi các mảng kiến tạo va chạm với nhau, ma sát sẽ tạo ra năng luợng và khi năng luợng đuợc giải phóng sẽ trở thành động đất.

Theo cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, mỗi năm có hơn 1 triệu rung chấn địa chất, nhưng chỉ có khoảng 100.000 rung chấn được gọi là động đất mà con người có thể cảm nhận đuợc và có khoảng 1.000 trận động đất thực sự nguy hiểm.

Theo thang chia độ richter để đo cường độ của các trận động đất, cấp 1 là cấp không thể cảm nhận và cấp 12 là cấp có sức tàn phá khủng khiếp nhất.

Tại Nhật Bản, mỗi năm có hơn 1.000 trận động đất và độ rung chấn dao động từ 4-7 độ richter. Sau các trận động đất tại Kumamoto, nhiều nhà khoa học bắt đầu đưa ra khả năng các hoạt động kiến tạo địa chất đang xảy ra do khu vực động đất nằm trên hai đường đứt gãy địa chất Futagawa, dài 64km và Hinagu, dài 81km. Trận động đất đêm 14/4 là dấu hiệu đầu tiên.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước