Những ngôi sao vũ trụ và câu chuyện sau 35 năm

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 01/08/2015 13:24 GMT+7

VTV.vn - Gần 2,5 thập kỷ sau khi Liên bang Xô Viết không còn tồn tại, Thành phố ngôi sao vẫn tiếp tục là một trung tâm nghiên cứu vũ trụ và đào tạo phi hành gia hàng đầu của Nga.

Ngày 23/7/1980, sân bay vũ trụ Quốc tế Baikonur, CH Kazakhstan, Liên Xô chuẩn bị phóng lên quỹ đạo tàu vũ trụ Soyuz-37 do phi hành đoàn quốc tế Xô-Việt điều khiển với chỉ huy là phi công vũ trụ Liên Xô - Đại tá Gorbatko và nhà du hành nghiên cứu vũ trụ, công dân nước CHXHCN Việt Nam, trung tá Phạm Tuân.

21h33’ giờ Moskva, ngày 23/7/1980, con tàu Soyuz-37 đã lao vút lên trời cao, đưa phi hành gia Việt Nam Phạm Tuân và phi hành gia Liên Xô Viktor Gorbatko vào vũ trụ. Và như thế, ngày 23/7/1980, nhờ có sự giúp đỡ của Liên Xô, Việt Nam đã trở thành nước châu Á đầu tiên chinh phục khoảng không vũ trụ. Nhân dân Việt Nam đã thực hiện được ước mơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh về một lúc nào đó người Việt Nam sẽ bay lên vũ trụ.

Ngày hôm đó, Phạm Tuân - người phi công anh hùng của Việt Nam, người đại diện cho nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á – đã lên đường vào vũ trụ.

35 năm sau chuyến bay lịch sử của 2 nhà du hành, những người làm chương trình đã được cùng nhà du hành vũ trụ Gorbatko quay trở lại Thành phố ngôi sao, nơi các phi hành gia của Liên Xô trước đây và của nhiều nước khác đã luyện tập tăng cường trước khi tham gia vào chương trình Nhtepkocmoc - chương trình thám hiểm không gian của Liên Xô và các nước trong khối xã hội chủ nghĩa. Chương trình này đã tạo ra một loạt những điều đầu tiên trong lịch sử ngành nghiên cứu không gian thế giới.

 

 

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước