Nữ y tá gốc Việt nhiễm Ebola đang được điều trị ổn định

Nguyệt Hà, Việt Hùng (Thời sự - thoisu@vtv.vn)-Thứ ba, ngày 14/10/2014 20:05 GMT+7

Nina Pham, bệnh nhân Ebola người Mỹ gốc Việt. (Ảnh: Telegraph)

Tại Mỹ, nữ y tá bị nhiễm virus Ebola đã được xác định là cô Nina Phạm, 26 tuổi, một người Mỹ gốc Việt. Hiện cô Nina Phạm đang trong được điều trị trong tình trạng ổn định.

Đây là ca nhiễm virus Ebola thứ 2 bên ngoài khu vực Tây Phi, sau trường hợp của 1 nữ y tá người Tây Ban Nha. Theo những thông tin từ gia đình, cô Nina Phạm tốt nghiệp chương trình điều dưỡng viên của trường Đại học Công giáo Texas vào năm 2010. Nina Phạm mới nhận chứng chỉ của Hiệp hội Y tá Hồi sức Cấp cứu Hoa Kỳ và bắt đầu làm việc tại khoa Hồi sức Cấp cứu của bệnh viện Cơ đốc Dallas chỉ cách đây hơn 2 tháng.

Nina Phạm đã bị lây nhiễm virus Ebola trong thời gian chăm sóc cho bệnh nhân Duncan, bệnh nhân đã tử vong vì virus Ebola đầu tiên tại Mỹ sau khi trở về từ Tây Phi. Bạn bè gia đình cô Nina Phạm miêu tả cô là một người chân thành, nhiệt tình, luôn “đặt lợi ích của người khác lên trên quyền lợi của bản thân”. Còn đồng nghiệp coi cô là một nữ y tá “cẩn trọng, tỉ mỉ” và làm việc rất hiệu quả.

Hiện cô Nina Phạm đang trong được điều trị trong tình trạng ổn định.

Theo ông Frieden, giám đốc CDC, có thể khi Nina cởi thiết bị bảo hộ ra, một chút dịch có chứa virus từ bệnh nhân đã tiếp xúc với cô bằng cách nào đó. Ngoài ra, CDC cũng cho rằng, việc thực hiện thêm các biện pháp phòng ngừa ngoài khuyến cáo của CDC cũng có thể làm tăng khả năng lây nhiễm. Ví dụ như, các y tá được khuyến nghị mang hai lần găng tay trong một số trường hợp, nhưng mang ba lần găng tay thì lại là vi phạm quy định của CDC vì điều đó làm kéo dài thời gian cởi bỏ thiết bị bảo hộ và tăng thời gian phơi nhiễm hơn mức cần thiết.

Theo dự kiến, ít giờ nữa Tổng thống Obama sẽ có cuộc họp chính phủ để thảo luận về các biện pháp nhằm đảm bảo rằng hệ thống y tế của Mỹ đã sẵn sàng cho việc chăm sóc bệnh nhân Ebola.

Trong cuộc họp báo ngày 13/10, Giám đốc CDC khẳng định Mỹ đủ năng lực để khống chế và kiểm soát Ebola nếu tất cả các quy trình được tuân thủ nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, CDC đang tiến hành kiểm tra lại toàn bộ các quy trình đối phó với Ebola trong đó có việc gỡ bỏ các thiết bị bảo hộ sau khi tiếp xúc với bệnh nhân Ebola, và đánh giá lại hiệu quả của việc phun thuốc diệt virus lên các nhân viên y tế khi họ rời phòng cách ly.

Những nỗ lực để ngăn ngừa dịch bệnh tại Mỹ cũng đang được nỗ lực đẩy mạnh. Từ tuần trước, hành khách đến từ những nước ảnh hưởng nặng nhất bởi Ebola bắt đầu được sàng lọc đặc biệt, kiểm tra thân nhiệt tại các sân bay lớn của Mỹ.

Vào hôm chủ nhật vừa qua, một chiếc máy bay từ New York đã phải hạ cánh ở một khu biệt lập ở sân bay Los Angeles sau khi có một hành khách có dấu hiệu nghi ngờ mắc Ebola. Sau một vài giờ, các quan chức xác định hành khách không xuất hiện các triệu chứng Ebola, những hành khách khác mới được phép rời khỏi máy bay.

 

 

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước