Thỏa thuận Paris - Thắng lợi của các quốc gia đang phát triển

Quốc Dũng (Ban Thời sự)-Thứ ba, ngày 15/12/2015 20:40 GMT+7

Ông Laurent Fabius, Chủ tịch Hội nghị COP 21 sau khi tuyên bố đạt được Thỏa thuận Paris ngày 12/12/2015. (Ảnh: VOA)

VTV.vn - Đối với các quốc gia đang phát triển, Thỏa thuận Paris được coi là thắng lợi của quá trình đàm phán đầy cam go với các quốc gia công nghiệp xả khí thải hàng đầu thế giới.

Ngày 12/12, lần đầu tiên trong lịch sử, 195 quốc gia trên thế giới đã cùng ký vào một thỏa thuận toàn cầu về ứng phó với biến đổi khí hậu. Đối với các quốc gia đang phát triển, ít phát thải khí và chịu tác động bởi hiện tượng biến đổi khí hậu, đây được coi là một thắng lợi của quá trình đàm phán đầy cam go với các quốc gia công nghiệp xả khí thải hàng đầu thế giới. Đây cũng được coi là bước đột phá trong nỗ lực của Liên Hợp Quốc trong suốt hơn 2 thập kỷ qua nhằm thuyết phục các Chính phủ cùng chung sức để giảm lượng khí thải gây ô nhiễm đang khiến nhiệt độ của Trái Đất tăng lên, gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay.

Mục tiêu lớn nhất của Thỏa thuận Paris là giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 2oC so với thời kì tiền công nghiệp và cố gắng giới hạn ở mức 1,5°C; hạn chế lượng khí thải nhà kính thải ra hoạt động của con người chỉ bằng với mức cây cối, đất đai và các đại dương có thể hấp thụ tự nhiên, bắt đầu vào khoảng từ năm 2050 - 2100. Mỗi nước sẽ tự nguyện rà soát cam kết cắt giảm khí thải sau mỗi 5 năm và điều chỉnh mục tiêu theo hướng cao dần.

Các nước phát triển hỗ trợ cho các nước đang phát triển 100 tỷ USD/năm khởi điểm từ năm 2020 để thích ứng biến đổi khí hậu và chuyển sang năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, các nước công nhận khái niệm “công lý khí hậu”, trong đó, các nước giàu phải đóng góp tài chính nhiều hơn và giảm thải nhiều hơn các nước nghèo.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước