Đầu tư trọng điểm thể thao thành tích cao: Làm thế nào cho đúng

Thể thao VTVCập nhật 20:29 ngày 09/11/2014

Tổng cục Thể dục thể thao vừa đề xuất dự án đầu tư trọng điểm cho thể thao thành tích cao Việt Nam, tuy nhiên, đầu tư thế nào cho đúng lại không phải là câu hỏi dễ trả lời.

Sau khi không đạt được mục tiêu giành từ 2 đến 3 HCV tại ASIAD 17, Tổng cục Thể dục thể thao đã có một dự án đầu tư trọng điểm hướng tới việc đạt thành tích cao hơn ở Olympic và Đại hội thể thao Châu Á trong những năm tới. Một dự án được lập ra với số vốn đầu tư dự kiến vào khoảng 500 tỷ trong vòng 5 năm với 3 mục tiêu: Đào tạo trọng điểm 7 môn; Tăng cường công tác đào tạo trẻ của 17 môn khác và Công tác chuyên gia bác sỹ. Phải nhắc thêm rằng, đây là số tiền nằm ngoài ngân sách hàng năm cho thể thao (khoảng dao động từ khoảng 1200 tỷ đến hơn 1230 tỷ), chiếm tỷ trọng trong tổng chi của ngân sách nhà nước vào khoảng 0,8 %, tức cũng không quá nhiều.

Khi “xin tiền”, chắc chắn người ta cũng phải nghĩ đến sẽ tiêu tiền như thế nào cho hiệu quả. Ví dụ, một VĐV đỉnh cao được đầu tư như Nguyễn Thị Ánh Viên, một năm mất khoảng 4 tỷ VND. Số tiền này cũng không nhiều vì thế nếu xin thêm để đầu tư thay đổi diện mạo có vẻ mơ mộng hão huyền, càng phải có kế hoạch hiệu quả. Phóng viên Ấn tượng thể thao 24/7 đã đến gặp VĐV và chuyên gia, xem thực sự họ có mong muốn gì:

Đầu tư trọng điểm cho thể thao thành tích cao Việt Nam: Người trong cuộc nói gì?

Dự án này kéo dài trong 5 năm và một trong những kế hoạch chính của số tiền này là đầu tư trọng điểm cho 20 VĐV của 7 môn để tìm kiếm thành tích trong tương lai. Như vậy số tiền xin thêm sẽ chỉ dành cho những kế hoạch được cho là đầu tư trọng điểm, nhưng còn những VĐV không nằm trong kế hoạch đó thì sao? Ngành thể thao vẫn phải đảm bảo cuộc sống cho họ để họ tập luyện trong điều kiện tốt nhất qua đó phát huy khả năng của mình. Câu chuyện sau đây là một ví dụ:

Đến giờ này khi chúng tôi hỏi đến dự án thì chưa ai có lên tiếng vì vẫn đang họp bàn về dự án này,  điều đó có nghĩa rằng tiền vẫn chưa xin được. Lần gần đây nhất có một chương trình được đề ra để đầu tư trọng điểm cho những VĐV "có tiềm năng" ( tức là cũng đầu tư vào những cái tên mà người ta cho là sẽ phát triển như dự án tổng cục thể dục thể thao muốn đầu tư cho 7 môn vậy). Chương trình đó như thế nào đó là câu chuyện đầu tư cho thế hệ vàng ở Thành phố HCM cách đây 10 năm. 

 

Tổng hợp: Vòng chung kết EURO 2016
1 1 1