Tết đến xuân về và cùng tìm hiểu múa lân sư rồng

Thanh BìnhCập nhật 15:38 ngày 06/01/2014

Múa lân sư rồng không chỉ là một môn nghệ thuật biểu diễn mà còn được công nhận là một môn thể thao chính thức trong một số kì đại hội thể thao châu Á.

Múa lân sư rồng đã trở thành quen thuộc trong mỗi cuộc vui cũng như mỗi dịp xuân về. Trong thể thao, đỉnh cao của môn nghệ thuật này là bài biểu diễn "Lân lên Mai Hoa Thung". Đây cũng là điệu múa khó nhất vì lân phải nhảy múa, nhào lộn trên dàn Mai Hoa Thung với 24 cọc sắt cao từ 1,2m đến 3m, chiều dài không quá 15m, và thời gian biểu diễn trong vòng 15 phút.

Để làm được những điều này, ngay từ nhỏ, các thành viên của đoàn lân đã phải khổ luyện. Những võ sĩ có võ công cao cường, họ phải tập luyện từ 10 năm trở lên mới đủ trình độ để biểu diễn bài "Lân lên Mai hoa Thung".

‘ Múa lân đã được công nhận là một môn thể thao chính thức trong một số kỳ đại hội thể thao châu Á

Múa lân hấp dẫn người xem ở chiếc đầu lân, bởi vậy đầu lân được làm rất tỉ mỉ và công phu. Dựa trên màu sắc trên cặp lông mày của con Lân mà người ta đoán được cấp bậc của đoàn múa. Ví dụ râu trắng là đoàn lân có thâm niên 25 năm, râu đỏ là 10 năm và râu đen là 5 năm.

Các đoàn lân đều trân trọng những con lân của mình. Theo đó, trước khi khai trương một con lân mới, họ phải làm lễ khai quang điểm nhãn, tức là điểm mắt cho lân.

Chế tạo đầu lân xong, các nghệ nhân thường chừa hai con mắt, khi nào cúng tổ điểm mắt cho lân xong, lân mới sống dậy mà múa. Điểm mắt cho lân họ mời những vị võ sư, trưởng môn phái tài giỏi thực hiện công việc này với ước mong con lân múa đẹp, múa có hồn và khí lực.

Khi lân đã cũ, nhười ta đốt cháy đầu lân để trả lại lân về với trời. Như vậy, ngoài nét đẹp nghệ thuật về múa lân, thì những nghi thức này vô cùng thú vị đối với nhiều người.

Ngay sau đây, mời quý vị và các bạn tìm hiểu múa lân và những nghi thức vô cùng thú vị của loại hình này qua video dưới đây.

Tổng hợp: Vòng chung kết EURO 2016
1 1 1