Doanh nghiệp nội với cuộc chiến giữ thương hiệu

Quỳnh Như-Thứ năm, ngày 13/06/2013 11:42 GMT+7

Ảnh: VTV News

Hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị biến mất, rơi vào tay các doanh nghiệp ngoại. Làn sóng thâu tóm các doanh nghiệp Việt có tên tuổi đang dấy lên e ngại về tương lai, số phận của thương hiệu Việt.

Đánh mất quyền kiểm soát và mất hẳn thương hiệu là câu chuyện không hiếm của doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác, liên doanh với các đối tác ngoại. Những minh chứng một thời như PS, Dạ lan và gần đây nhất là khó khăn của Bibica khi để mất thương hiệu về tay Lotte là bài học quan trọng cho nhiều doanh nghiệp Việt.

Thay vì hợp tác và dựa dẫm, nhiều doanh nghiệp Việt đã chấp nhận đương đầu cạnh tranh và lựa chọn con đường tự lập để bảo vệ thương hiệu của mình.

36 triệu USD để mua lại thương hiệu, 50-60 triệu USD để mua lại cả công ty hay đề nghị mua lại 20-30% cổ phần để đầu tư mở rộng sản xuất... là những lời chào mời hấp dẫn mà các đối tác nước ngoài đưa đến doanh nghiệp.

Tuy nhiên, lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ Hảo không "xiêu lòng" mà quyết tâm đi theo phương châm của mình là chậm và chắc, quan trọng nhất là xây dựng một thương hiệu Việt gần 30 năm không hề dễ dàng gì.

Ông Lương Vạn Vinh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo cho biết: “Mỗi doanh nghiệp có một chính sách khác nhau. Thực lực của công ty tôi làm được bao nhiêu thì làm bấy nhiêu. Mặc dù phát triển chậm nhưng lại chắc chắn”.

Năm 2007-2008, sự xuất hiện của các tập đoàn đa quốc gia như Unilever (Anh), P&G (Mỹ), Unza (Ấn Độ) khiến Mỹ Hảo từ chỗ chiếm thị phần lớn đã giảm sút còn 30-40% thị phần. Dù sức ép cạnh tranh lớn, nhưng doanh nghiệp vẫn kiên quyết không liên doanh với các đối tác ngoại mà tự mình đầu tư xây dựng lại hệ thống phân phối, đại lý.

Việc bán cổ phần cho đối tác nước ngoài để được chia sẻ công nghệ, kinh nghiệm quản lý là một chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển. Tuy nhiên, bán cổ phần rồi để mất quyền kiểm soát, mất thương hiệu như một số doanh nghiệp nội mới đây đang là bài học đáng suy ngẫm.

Bibica gần đây tỏ ý tiếc khi bán quá nhiều cổ phần cho đối tác Hàn Quốc Lotte và đang chịu sự kiểm soát của đối tác này. Trong khi đó, thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan nổi tiếng một thời thậm chí đã không còn tồn tại khi đối thủ trực tiếp là Colgate mua lại 70% cổ phần.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước