Sự nguy hiểm kéo cộng đồng quốc tế tiến đến nhiều thỏa thuận năm 2015

Toàn cảnh thế giới-Chủ nhật, ngày 27/12/2015 16:25 GMT+7

(Ảnh: Chi Nguyễn)

VTV.vn- Đó là nhận định của TS Đỗ Sơn Hải -Trưởng khoa Chính trị Quốc tế, Học viện Ngoại giao khi đề cập về lý do diễn ra nhiều thỏa thuận có tính lịch sử của cộng đồng quốc tế tế.

Bên cạnh những mảng tối nhuốm màu bạo lực và xung đột, tình hình thế giới trong năm 2015 cũng có không ít dấu hiệu biến chuyển tích cực, đặc biệt là sự thay đổi trong các mối quan hệ quốc tế. Một số quốc gia có mối quan hệ cựu thù đang bắt đầu con đường bình thường hóa quan hệ với nhau, đồng thời những điểm nóng quốc tế cũng đang dần được tháo ngòi nổ.

Trong đó, mối quan hệ như Mỹ và Cuba đã ghi nhận nhiều bước đột phá khi Mỹ có những bước đi thực sự để tiến tới trở thành quốc gia láng giềng của Cuba như cam kết. Bên cạnh đó, thời điểm Iran và nhóm P5 + 1 ký vào bản thỏa thuận hạt nhân lịch sử đã mở ra cánh cửa hòa giải để giải quyết một điểm nóng mâu thuẫn suốt 3 thập kỷ. Những mối quan hệ từng rất "nóng" như quan hệ giữa Phương Tây và Nga hiện cũng đã nhen nhóm những dấu hiệu tan băng.

Ngoài ra, hạ nhiệt căng thẳng để hướng tới những mục tiêu chung cũng là xu hướng trong quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Bắc Á. Sau 3 năm lạnh giá, lần đầu tiên lãnh đạo ba nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc họp thượng đỉnh, chấm dứt giai đoạn bế tắc về ngoại giao. Tạm gạt đi những khúc mắc về lịch sử, ba nước cùng hướng tới điểm chung là lợi ích kinh tế. Tuy chưa đạt được bước đột phá thực chất nào nhưng cuộc gặp thượng đỉnh Đông Bắc Á đã trở thành một biểu tượng, báo hiệu sự khởi đầu của quá trình khôi phục lòng tin và cải thiện các mối quan hệ song phương.


TS Đỗ Sơn Hải trong chương trình Toàn cảnh thế giới số cuối cùng của năm 2015.

TS Đỗ Sơn Hải trong chương trình Toàn cảnh thế giới số cuối cùng của năm 2015.

Đề cập về lý do làm thay đổi các mối quan hệ phức tạp trong nhiều năm qua, TS Đỗ Sơn Hải - Trưởng khoa Chính trị Quốc tế, Học viện Ngoại giao cho rằng: "Sở dĩ cộng đồng quốc tế đạt được không ít thỏa thuận có tính lịch sử có lẽ bởi tất cả đều cảm nhận thấy sự nguy hiểm đến tột cùng của đời sống mà chúng ta đang trải nghiệm, từ xung đột, chiến tranh tới khủng bố, từ di cư tới sự nghi kỵ, từ biến đổi khí hậu tới dịch bệnh... Dường như chúng ta đang tiến dần tới ngưỡng của sự chịu đựng".

"Đồng thời, những thay đổi này diễn ra còn bởi nhận thức của các nhà làm chính sách về sự cần thiết phải thỏa hiệp. Nếu họ không nhân nhượng lẫn nhau, không bên nào có thể thu lợi cho riêng mình. Sức nặng của quá khứ cũng có ý nghĩa nhất định. Có thể thấy, sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế bùng phát, tình hình thế giới cứ xấu dần, kết cục là nước nào cũng phải đối mặt với số lượng vấn đề ngày một gia tăng", TS Đỗ Sơn Hải nhận định.

Qua đó, điểm chung của những tiến triển trong việc giải quyết các mối quan hệ chính là xây dựng niềm tin. Cũng theo ông Đỗ Sơn Hải, việc các bên cùng tạm gác những bất đồng và nghi kỵ để cùng nhau giải quyết những vấn đề khúc mắc là điều quan trọng nhất.

Để nhìn lại những thay đổi tích cực trong quan hệ của cộng đồng quốc tế năm 2015, đồng thời lắng nghe nhận định của TS Đỗ Sơn Hải, mời quý vị theo dõi qua video dưới đây:

 

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước