Bất ổn tài chính và hành động của chúng ta

Minh Hường -Thứ bảy, ngày 24/09/2011 08:00 GMT+7

Thị trường tài chính toàn cầu đang trong “vùng nguy hiểm”, lấy đi mất nhiều thành quả đã đạt được trong 3 năm phục hồi sau khủng hoảng 2008.

Đó là cảnh báo của Quỹ tiền tệ IMF trong báo cáo về rủi ro ổn định tài chính toàn cầu vừa công bố trong khuôn khổ Hội nghị thường niên của tổ chức này và Ngân hàng Thế giới. “Bất ổn tài chính và hành động của chúng ta” là nội dung chính của báo cáo.

Một con số lớn tới mức giật mình - 200 tỷ Euro là giá trị của lượng tín dụng rủi ro cao trong hệ thống ngân hàng khu vực đồng Euro xuất phát từ các trái phiếu mất giá của các nước khủng hoảng như Hy Lạp, Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... Tại châu Âu, rủi ro tài chính từ cấp quốc gia đã lây lan sang toàn hệ thống ngân hàng. Trái phiếu của nhiều chính phủ mất giá thảm hại. Ngân hàng là nơi gánh chịu hậu quả khi ngân hàng sở hữu một lượng lớn trái phiếu chính phủ này.
Theo ông Jose Vinals, Giám đốc Khối Thị trường Tài chính và Tiền tệ, IMF: “Các ngân hàng châu Âu, nhất là các ngân hàng bán buôn sở hữu nhiều trái phiếu chính phủ rủi ro sẽ cần phải tăng vốn. Các nguồn vốn tư nhân sẽ được huy động trước. Tuy nhiên, trong trường hợp không thể hoặc không đủ, cần sử dụng đến cả nguồn vốn Nhà nước để bơm vào các ngân hàng có thể phục hồi được. Còn các ngân hàng quá yếu cần tái cấu trúc và sáp nhập”.
Cuộc khủng hoảng nợ công không chỉ là câu chuyện của các nước phát triển như châu Âu, Mỹ, Nhật, tốc độ lây lan chóng mặt và diễn biến khó lường của nó là nỗi lo của toàn thế giới. Làm cách nào để tránh rơi vào vết xe đổ của các nước phát triển đang là bài toán trước mắt của các nước đang phát triển như Việt Nam.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước