Cà Mau: Cảnh báo tình trạng nhiều phụ nữ rời quê kiếm sống

Theo TTXVN-Thứ hai, ngày 11/08/2014 14:43 GMT+7

Thu nhập trung bình của lao động là 4-5 triệu đồng/tháng nên sau khi trừ chi phí, số tiền còn lại cũng không được bao nhiêu. (Ảnh minh họa)

Theo báo cáo mới nhất từ các cơ quan chức năng của tỉnh Cà Mau, toàn tỉnh có 20.000 lao động từ 18-45 tuổi đang làm việc tại các địa phương khác để cải thiện cuộc sống; trong đó phần lớn là lao động nông thôn, tỷ lệ lao động nữ chiếm tới 70%.

Huyện Đầm Dơi, Phú Tân, Cái Nước và các xã ven thành phố Cà Mau là những địa phương có nhiều lao động làm việc tại các địa phương khác. Nơi lao động tỉnh Cà Mau đến làm việc nhiều nhất là: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vùng Tàu, Bình Phước và Thành phố Hồ Chí Minh.

Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH đã tổ chức khảo sát, kết quả cho thấy lao động của Cà Mau tới các địa phương trên hầu hết là lao động phổ thông, không có nghề, trình độ văn hóa thấp nên công việc chủ yếu là làm thuê tại các nhà máy, xí nghiệp có nhu cầu lao động chân tay. Thu nhập trung bình của lao động là 4 - 5 triệu đồng/tháng nên sau khi trừ chi phí thuê phòng trọ, ăn uống… số tiền còn lại cũng không được bao nhiêu.

Nguyên nhân của tình trạng lao động bỏ sang các địa phương khác là do Cà Mau dành phần lớn diện tích đất để nuôi tôm. Khi việc nuôi tôm gặp thất bát, kinh tế gia đình khó khăn, thanh niên trong độ tuổi lao động phải đi làm thuê để có thu nhập. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến nhiều vùng sản xuất của tỉnh bị thiếu lao động nghiêm trọng, nhất là vùng sản xuất ngư – nông – lâm nghiệp.

Để khắc phục tình trạng trên, ông Lê Văn Hiệp - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết, việc lao động làm việc tại các tỉnh ngoài cần phải đặt dưới sự quản lý của chính quyền nhằm cân đối cung - cầu lao động sản xuất của địa phương. Thời gian tới tỉnh sẽ phát triển nhiều loại hình dịch vụ, qua đó tạo thêm việc làm tại chỗ cho lao động.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước