Chính sách cho người có công - Trách nhiệm thời hậu chiến

Ngọc Quang-Thứ năm, ngày 25/07/2013 12:43 GMT+7

 Gần 40 năm kể từ khi chiến tranh kết thúc nhưng các thế hệ sau này vẫn còn nợ quá khứ một việc rất thiêng liêng, khi những tồn đọng trong giải quyết chính sách người có công vẫn chưa được khắc phục triệt để.

Cả nước hiện có khoảng 8,8 triệu người có công với cách mạng, chiếm gần 10% dân số. Trong đó có hơn 1,1 triệu liệt sĩ, hơn 3.000 mẹ Việt Nam anh hùng còn sống, hơn 780.000 thương binh và hơn 4,1 triệu người hoạt động kháng chiến.

Đa phần người có công với cách mạng và thân nhân của họ được hưởng chế độ ưu đãi mới cao hơn trước, kể từ khi pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công đã chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2013.

Tuy nhiên, cùng với mức nâng cao ưu đãi thì việc thống kê, rà soát không bỏ sót người có công và giảm bớt những thủ tục hành chính phiền hà cũng là việc làm cấp thiết.

Hiện nay, theo thống kê có hơn 150.000 cựu thanh niên xung phong (TNXP) chưa được hưởng chính sách, chiếm hơn 1/2 tổng số cựu TNXP. Trong khi đó, mục tiêu đặt ra là phải hoàn thành việc giải quyết chính sách cho cựu TNXP trong năm 2014.

Phải mất rất nhiều năm sau chiến tranh, chế độ chính sách cho cựu TNXP mới dần hoàn thiện. Còn với những người tham gia hoạt động biệt động, bên cạnh những người được tổ quốc vinh danh thì vẫn còn rất nhiều người đã ngã xuống mà những bí số, bí danh chưa được Tổ quốc ghi công.

Hiện còn 200.000 mộ liệt sĩ chưa được quy tập, hơn 300.000 hài cốt đã được quy tập trong các nghĩa trang liệt sĩ nhưng còn thiếu thông tin. Nhiều mẹ liệt sĩ chỉ khát khao tìm thấy hài cốt của con mình trước khi về với tổ tiên và biết bao người vợ, thân nhân liệt sĩ không tiếc thời gian và tiền bạc, ròng rã tìm kiếm người thân hàng chục năm trời trên khắp các chiến trường.

‘ Các vị khách mời trong cuộc trao đổi về chính sách cho người có công với cách mạng.

Thực tế này đang đặt trọng trách nặng nề với cơ quan chức năng bởi đền ơn đáp nghĩa, tri ân người có công không phải là hoạt động mang tính nhất thời trong các dịp kỉ niệm mà là sự nghiệp lâu dài của cả xã hội.

Câu hỏi đặt ra lúc này là: Chúng ta có thể làm được gì để có thể giúp đỡ nhiều nhất có thể cho những liệt sĩ hy sinh, các thương bệnh binh, các gia đình chính sách nhưng chưa được công nhận hay giải quyết chế độ chính sách?

Đó là câu hỏi được đưa ra bàn luận trong chương trình Đối thoại chính sách tuần này với sự tham gia bình luận của các khách mời là ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội; ông Hoàng Công Thái, Cục trưởng Cục Người có công, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Đại tá, nhà văn Chu Lai, cựu chiến binh từng tham gia kháng chiến chống Mỹ.

Sau đây là nội dung chi tiết:

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước