Chưa phát hiện virus A/H7N9 trên gia cầm

CBS-Thứ năm, ngày 18/04/2013 09:21 GMT+7

Công tác tiêm phòng cho gia cầm cần được thực hiện nghiêm ngặt. (Ảnh: internet)

 Cục Thú y cho biết, kết quả xét nghiệm cho thấy 151 trong tổng sống 500 mẫu gia cầm được lấy tại các tỉnh phía Bắc đều âm tính với virus cúm A/H5N1 và A/H7N9.

Tất cả mẫu được lấy để xét nghiệm là các mẫu gia cầm nhập lậu và gia cầm tại các chợ ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hưng Yên, Tuyên Quang.

Cũng theo Cục Thú y, Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc (gọi tắt là FAO) tài trợ 50.000 USD để Việt Nam khẩn cấp giám sát phát hiện virus cúm A/H7N9 ở gà nhập lậu hoặc gia cầm ở 60 chợ, điểm thu gom gia cầm giáp biên giới với Trung Quốc. Dự kiến, 7.200 mẫu gia cầm sẽ được xét nghiệm vào cuối tháng này.

Tuy kết quả xét nghiệm bước đầu là âm tính, nhưng Cục Thú y khuyến cáo người dân không được phép lơ là, chủ quan với dịch bệnh.

Tại Phú Thọ, các địa phương đã được yêu cầu tiêm phòng vaccine cúm gia cầm đợt I trong thời gian sớm nhất. 37 xã có nguy cơ cao hiện đã được tiêm phòng triệt để. Tất cả các chốt trạm kiểm dịch đầu cầu Việt Trì và Trung Hà đều phải túc trực 24/24 từ ngày 15/4 đến 15/5.

Còn tại Hậu Giang, công tác tiêm ngừa cũng đang được lực lượng Thú y thực hiện nghiêm ngặt. Việc giám sát đàn gia cầm cũng được triển khai chặt chẽ. Từ đầu năm đến nay, lực lượng Thú y đã tiêm khoảng 2,2 triệu liều vaccine phòng ngừa dịch cúm H5N1 trong tổng đàn 4 triệu con.

Tại Bạc Liêu, 3 mẫu chim yến đã được gửi tới Trung tâm Thú y vùng VII xét nghiệm. Bạc Liêu có hàng trăm hộ nuôi chim yến nhưng mới chỉ có 51 hộ đăng ký với cơ quan chức năng. Việc chủ động phòng ngừa dịch bệnh cúm gia cầm trên đàn chim yến là rất khó khăn do không thể tiêm phòng và phun xịt hóa chất để khử trùng các nơi nuôi chim yến.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước