Đào tạo theo nhu cầu xã hội: Từ nói đến làm

Quang Phồn-Thứ hai, ngày 15/06/2009 10:21 GMT+7

Con số mà chúng ta thường nghe nói tới là hơn 80 % sinh viên tốt nghiệp có việc làm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một thống kê cụ thể nào về tình hình việc làm của sinh viên sau khi rời giảng đường.

Trường Đại học Kinh tế quốc dân là một trong những trường trọng điểm của quốc gia. Các sinh viên của trường này luôn được đánh giá cao về trình độ và năng lực làm việc. Tuy nhiên, cũng giống như tất cả các trường đại học khác, nhà trường không hề biết sinh viên của mình ra trường có bao nhiêu người có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo, ngành nào có được việc làm nhiều nhất và các sinh viên đó tồn tại trong môi trường làm việc ra sao.

Thiếu các con số thống kê chính xác về tình hình sinh viên sau khi ra trường đã khiến cho việc đào tạo của các ngành học vừa thừa lại vừa thiếu, đôi khi là đào tạo theo phong trào. Các trường chạy theo chỉ tiêu đào tạo để hưởng phần ngân sách hoặc thu học phí chứ chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

Hiện nay chúng ta đang có sự lãng phí rất lớn cả về tiền bạc, thời gian và nhân lực. Nhìn vào các lớp văn bằng hai có thể thấy chỉ có một số ít người đi học để nâng cao tay nghề còn phần lớn là hy vọng vào việc chuyển đổi nghề nghiệp.

Trung tâm hỗ trợ đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa được thành lập với nhiệm vụ chính là hỗ trợ các trường trong công tác đào tạo, là cầu nối giữa nhà trường và xã hội, hỗ trợ các trường thống kê tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp nhưng thực tế những gì mà trung tâm làm được vẫn chưa nhiều.

Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu dự báo nguồn nhân lực càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Các số liệu thống kê chính xác sẽ giúp cho công tác đào tạo đi đúng hướng, đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước