Đoàn Cựu binh Mỹ đến Khe Sanh

Ngọc Hà-Thứ hai, ngày 22/03/2010 08:45 GMT+7

Cuối tuần qua, những cựu chiến binh Mỹ đã từng tham chiến Khe Sanh và Huế đã về thăm lại chiến trường xưa để tận tay xác định lại nơi chôn cất những người lính Việt Nam đã hy sinh trong chiến tranh...

Chứng tích Khe Sanh.

Đèo Phước Tương (Thừa Thiên - Huế) mà Quốc lộ 1A chạy vắt qua từng là căn cứ pháo binh Tomahawk của Mỹ hơn 40 năm về trước. Ông Daniel Tucker trong một trận đánh đêm 18, rạng ngày 19/6/1969 đã trở thành chỉ huy bất đắc dĩ vì cấp trên của ông bị chết. Trong trận đánh này, kế hoạch đánh úp của bộ đội đặc công Việt Nam không thành nên đã bị tốn thất lớn. Sau thời điểm tàn khốc nhất của trận đánh, chính ông đã làm công việc chôn cất 27 người lính phía bên kia.

Kể từ sau khi chiến tranh kết thúc, ông luôn nghĩ cuộc sống của mình mất cân bằng như thể chiếc xe đạp chỉ có một bánh. Chỉ đến khi quay trở lại để chỉ cho những người Việt Nam ngôi mộ tập thể đó, Daniel Tucker mới cảm thấy cuộc sống của mình trọn vẹn hơn.

Ông Daniel Tucker, Ủy viên Chương trình Sáng kiến Cựu chiến binh, thuộc tổ chức “Cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam” cho biết: “Chúng tôi đã chôn cất họ trong phạm vi đồn trú và chọn khoảnh đất nơi những người lính của tôi sẽ không phải bước qua đó. Tôi trực tiếp ra lệnh không ai được lấy bất cứ đồ vật gì của những người lính đó để làm kỷ niệm. Và chúng tôi đã chôn cất họ nguyên vẹn như lúc chúng tôi tìm thấy. Chúng tôi xếp 6 người thành 1 hàng dài và tiếp theo là 6 người nữa. Theo cách đó, chúng tôi xếp 2 lớp, mỗi lớp 12 người chồng lên nhau. Và lớp trên cùng là 3 người. Tất cả 27 người theo như trí nhớ của tôi”.

Tôi cầu Chúa rằng, việc làm của chúng tôi ngày hôm nay sẽ khép lại quá khứ đau thương, nghi kỵ và làm cho gia đình những người lính chưa tìm thất thấy hài cốt người thân của mình có thể sẽ hướng tới được tương lai.

Năm 1967, lính Mỹ được chào đón nồng nhiệt khi đến Khe Sanh. Và những gì khốc liệt nhất, tàn bạo nhất của cuộc chiến đã xảy ra tại nơi này y trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

Và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Sile Singo đã cay đắng nói rằng: “Tuy chúng ta đã ném cả danh dự nước Mỹ để giữ lấy Khe Sanh và bắt Hội đồng liên quân cam kết bằng máu, nhưng cuối cùng vẫn phải rút chạy”.

Người Mỹ rút chạy, nhưng bi kịch cuộc chiến vẫn còn. Hơn bốn chục năm sau, chính những người lính Mỹ đã từng tham chiến ở Khe Sanh đã đến đây để tiếp tục hàn gắn vết thương chiến tranh còn chưa liền sẹo.

Gary Jones, Chủ nhiệm Ủy ban toàn quốc về tù binh và người mất tích thuộc Tổ chức “Cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam” nói: “Chính người lính đã chiến đấu ở đây trong chiến tranh cung cấp cho chúng tôi bản đồ này, đó là một nhân viên sửa chữa đường băng, hồi đó anh ta có nhiệm vụ đào huyệt để chôn cất bộ đội Việt Nam. Chính anh ấy đã vẽ sơ đồ này và bạn của anh ấy đã có mặt ở đây để so sánh giữa những chi tiết trên bản đồ và thực địa. Và anh ấy đã tả ngôi mộ ấy nằm ở đoạn cuối đường băng chỗ máy bay quay đầu khoảng 3-4m và dưới độ sâu từ 3-4m. Năm ngoái, tôi cùng những cựu chiến binh đó quay lại đây và chúng tôi đứng ở cuối đường băng này, tôi nghĩ rằng hiện chúng ta đang đứng trên nơi an nghỉ của những người lính”.

Kể từ năm 2008, ngay sau khi có hồ sơ do tổ chức “Cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam” cung cấp, công tác tìm kiếm đã được tỉnh Quảng Trị tiến hành. Hơn 5.000m2 ở đoạn cuối của sân bay Tà Cơn đã được xới lên, nhưng vẫn chưa có một hài cốt nào được tìm thấy. Và chính những người cựu chiến binh Mỹ này cảm thấy rất buồn.

Công việc tiệc tìm kiếm hài cốt những người lính hy sinh của cả hai bên vẫn đang được tiếp tục, cho dù công việc này ngày càng khó khăn hơn.

Từ năm 1994, tổ chức “Cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam” gọi tắt là VVA đã chính thức cử đoàn thăm Việt Nam để đáp lại thiện chí của ta trong việc giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh, đồng thời vận động các thành viên trong tổ chức này cung cấp cấp thông tin, bản đồ, hồ sơ liên quan đến bộ đội Việt Nam hy sinh.

Đến nay, chương trình “Sáng kiến Cựu chiến binh” của tổ chức này đã chuyển giao cho Việt Nam thông tin liên quan đến khoảng gần 10 nghìn trường hợp bộ đội ta hy sinh và mất tích trong chiến tranh, cùng với giúp Việt Nam tìm kiếm, quy tập hài cốt của gần 1.000 liệt sỹ.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước