Lừa đảo chạy việc làm bằng cách scan các con dấu tuyển dụng

Tuyết Mai-Thứ hai, ngày 07/04/2014 11:35 GMT+7

Lợi dụng tâm lý mong muốn công việc ổn định, vào biên chế tại các cơ quan nhà nước, một số đối tượng đã lập lên kịch bản có khả năng chạy việc để chiếm đoạt tiền của nhiều người lao động.

Qua một người hàng xóm thân thiết cũng làm ngành y nói rằng chỉ phải bỏ ra 180 triệu sẽ được vào biên chế tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức Hà Nội, chị Trần Vân Anh (Hoài Đức, Hà Nội) đang có nguyện vọng đi luôn làmđã ngay lập tức đưa số tiền trên cho người hàng xóm để chạy việc. Tuy nhiên, khi nhận được quyết định tuyển dụng viên chức và mang đến bệnh viện để làm thủ tục nhận việc, chị Vân Anh mới tá hoả vì quyết định tuyển dụng viên chức của chị là giấy tờ giả.

Qua quá trình xác minh thông tin, điều tra bước đầu, cơ quan công an cho biết, đối tượng lừa đảo thường sử dụng hàng xóm, người thân của người bị hại làm nhiệm vụ môi giới chạy việc. Điều đáng nói là chính những người này cũng không hề biết về kịch bản lừa đảo của chúng.

Anh Nguyễn Doãn Lưu (Hoài Đức, Hà Nội) - một người môi giới chạy việc cho hay, tháng 9 năm 2013, anh có quen một người tên Hùng nói có đường dây chuyên chạy việc nên anh Lưu đã rủ một số người quen trong huyện, tập hợp những người có nhu cầu việc làm để chuyển cho Hùng. Nhóm của anh Lưu thu 180 triệu đồng một suất, nhưng thoả thuận trả cho Hùng chỉ 100 triệu một suất. Thấy đây là cách dễ kiếm tiền nên một số người rất nhiệt tình dẫn dắt tìm người chạy việc.

‘ Đối tượng Nguyễn Văn Hùng tại cơ quan điều tra (Ảnh: VTV Online)

Sau khi đường dây lừa đảo chạy việc bị phát hiện,tại cơ quan điều tra, Nguyễn Văn Hùng - đối tượng lừa đảo trong vụ án khai nhận: Ban đầu Hùng nhận đặt cọc 70 triệu đồng một xuất để lo lót, số còn lại sẽ nhận nốt sau khi có quyết định tuyển dụng. Để làm được giả các giấy tờ tuyển dụng, Hùng đã tìm cách xin các văn bản, quyết định tuyển dụng, có chữ lý tươi và dấu đỏ của một số lãnh đạo huyện Hoài Đức để làm mẫu bắt chước. Sau đó đánh máy, mang ra các photocopy, scan con dấu vào các quyết định chúng tạo lập ra. Sau khi đưa những giấy tờ này cho người chạy việc, sau khi có quyết định đối tượng thu nốt tiền rồi bỏ trốn.

Vì sao đối tượng lại có thể dễ dàng scan con dấu để tạo lập một văn bản giả mạo mà hoạt động này lại được thực hiện công khai ngay tại các cửa hàng photocopy. Tìm hiểu thực trạng này, chủ cửa hàng - cũng chính là người đã từng scan con dấu vào quyết định này cho biết, rất nhiều cửa hàng photocopy cũng đã làm như vậy. Với tình tiết này, một câu hỏi đặt ra đó là: Đã có bao nhiêu quyết định, giấy tờ khác đã được làm giả theo cách thức tương tự và phải chăng chúng ta đang buông lỏng quản lý - một hoạt động tiếp tay cho các hành vi làm giả giấy tờ, con dấu, để sử dụng bất hợp pháp.

Quý vị và các bạn có thể theo dõi chi tiết nội dung trên qua phóng sự dưới đây:

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước