Mang thai hộ: Liệu trẻ có mang gen di truyền của người mang thai?

PV-Thứ tư, ngày 25/06/2014 15:39 GMT+7

Ảnh: VTV Online

Luật Hôn nhân và gia đình vừa được Quốc hội thông qua trong đó có điều khoản mang thai hộ. Điều này đã mang lại nhiều niềm vui cho những bà mẹ hiếm muộn và mắc các bệnh lý không có khả năng sinh con. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều thắc mắc đặt ra trong việc mang thai hộ.

Trao đổi với phóng viên VTV, PGS.TS Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, trước hết những người nhờ mang thai hộ phải đi kiểm tra cẩn thận để đánh giá chính xác có khả năng mang thai được hay không. Sau đó nếu biết không có khả năng mang thai thì cặp vợ chồng đó cũng phải biết liệu có thể thực hiện được kỹ thuật mang thai hộ hay không?

Đặc biệt, muốn thực hiện được kỹ thuật mang thai hộ, người vợ phải có noãn, người chồng phải có tinh trùng tương đối bình thường. Lúc đó mới có thể tiến hành kỹ thuật mang thai hộ.

Với những trường hợp người vợ không mang thai được đó là người bị bệnh lý, ví dụ như: bệnh lý về tim mạch, huyết áp, rối loạn về đông máu, rối loạn về nội tiết nặng…. Thậm chí có những trường hợp người phụ nữ đó không có tử cung vì những bệnh lý bẩm sinh hoặc có thể tử cung của người đó hoàn toàn không có khả năng mang thai. Ngoài ra cũng có thể người phụ nữ đã bị cắt tử cung vì nhiều lý do như: ung thư giai đoạn sớm, u xơ tử cung, dị dạng bất thường về đường sinh dục…

Liên quan đến việc hiện nay có rất nhiều người băn khoăn cho rằng, liệu người mang thai hộ có chuyển dòng máu hay gen di truyền sang cho đứa trẻ mà cặp vợ chồng đã nhờ mang thai hộ hay không, PGS.TS Nguyễn Viết Tiến khẳng định điều này hoàn toàn không.

Để cùng tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến vấn đề trên, đặc biệt để hiểu thêm quy trình mang thai hộ, mời quý vị theo dõi trọn vẹn cuộc trao đổi của phóng viên VTV với PGS.TS Nguyễn Viết Tiến dưới đây!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước