Nhìn lại chương trình giảm nghèo...

Xuân Trường-Thứ sáu, ngày 02/10/2009 15:07 GMT+7

Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn mục tiêu thiên niên kỷ về giảm một nửa tỉ lệ người dân có có mức thu nhập dưới 1 USD/ngày và giảm một nửa tỉ lệ người thiếu đói trong giai đoạn 1990 - 2015. Đây là một thành tựu được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, và chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đã góp phần quan trọng vào thành công này. Tuy nhiêu qua 2 năm thực hiện (2006 – 2008), chương trình thì cũng còn nhiều điểm chưa phù hơp với thực tế.

Theo đánh giá Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa ra trong Hội nghị: Các mục tiêu đặt ra trong chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo đã phần nào phù hợp, nhằm thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 - 2008. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa các phần trong chương trình lại thiếu chặt chẽ, điều này khiến chương trình không có được kết quả tổng lực từ các hợp phần riêng lẻ.

Theo ông Ngô Trường Thi, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội - Chánh văn phòng điều phối Chương trình giảm nghèo Quốc gia: “Chúng ta phải hướng tới các tiêu chí: Mức độ phù hợp; Mức độ hoàn thành các mục tiêu đề ra; Hiệu quả kinh tế; Hiệu quả xác định đối tượng…”.

Để 2 năm còn lại của chương trình đạt được hiệu quả tốt hơn ông Christophe Bahuet, Phó Giám đốc Quốc gia Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc cho rằng: Cần phải đơn giản hóa và hài hòa các chính sách và chương trình giảm nghèo hiện nay. Xác định rõ mối quan hệ giữa việc hỗ trợ giảm nghèo có mục tiêu với việc lồng ghép các chính sách, chương trình thường xuyên: “Cần xây dựng một chiến lược an sinh xã hội tổng thể toàn diện, phân tách xong vẫn bổ sung cho công tác hỗ trợ giảm nghèo. Đó mới mang tính chiều sâu và phát triển bền vững”.

Hiện nay, để xác định các hộ nằm trong đối tượng được hưởng chính sách thì dựa vào vào quy định tính trên thu nhập sẽ không mang tính khách quan, nhiều người cho rằng: Trên thực tế, môi trường sống ở nông thôn miền núi sẽ khác thành thị, vì thế cũng cần phải tính đến các vần đề truyền thông chính sách cho từng nhóm đối tượng. Theo ông Hà Hùng, Phó Chủ nhiệm UBDT: “Các đối tượng thu hưởng chính sách này đa phần là đồng bào ở vùng sâu vùng xa, văn hóa ngôn ngữ cũng rất khác nhau, muốn đạt hiểu quả cũng cần phải hiểu tập quán của từng nhóm đối tượng”.

Theo kết quả đánh giá giữa kỳ, hiệu quả xác định đối tượng hiện vẫn còn rò rỉ, tức là một số người không thuộc đối tượng nhưng vẫn được tiếp cận đến các dịch vụ của chương trình. Bên cạnh đó, có nhiều người lại chưa được nhận các dịch vụ của chương trình mặc dù là đối tượng được thụ hưởng.

Để độ bao phủ được các chính sách của chương trình thì cần tăng cường truyền thông để các đối tượng tự tìm đến chính sách thay vì ngồi chờ thụ động như hiện nay.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước