Phân rõ 8 vùng bão, xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão

Theo TTXVN-Thứ ba, ngày 27/12/2016 10:50 GMT+7

(Ảnh minh họa: Dân trí)

VTV.vn - Một danh sách gồm 8 vùng có nguy cơ ảnh hưởng của bão và nước biển dâng vừa được công bố, trong đó có cả những vùng nằm sâu trong đất liền.

Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các vùng này có nguy cơ gió mạnh, mưa lớn khi bão mạnh, siêu bão đổ bộ. 

Toàn lãnh thổ Việt Nam, vùng ven biển và đảo ven bờ được phân thành 8 vùng ảnh hưởng của bão với các đặc trưng cụ thể của các vùng:

Vùng I - Đông Bắc bao gồm các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Thải Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn.

Vùng II-Tây Bắc gồm các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La.

Vùng III-Quảng Ninh đến Thanh Hóa là các tỉnh thuộc đồng bằng, trung du Bắc Bộ và các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa.

Vùng IV-Nghệ An đến Thừa Thiên Huế gồm các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

Vùng V-Đà Nẵng đến Bình Định gồm các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Vùng VI-Phú Yên đến Ninh Thuận gồm các tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận.

Vùng VII-Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng.

Vùng VIII-Bình Thuận đến Cà Mau và Kiên Giang gồm các tỉnh Nam Bộ và các tỉnh ven biển từ Bình Thuận đến Cà Mau - Kiên Giang.

Vùng nguy cơ gió mạnh, mưa lớn gồm:

Vùng I: Đông Bắc gió trong bão có thể đạt cấp 11 - 12, giật trên cấp 13. Mưa một ngày lớn nhất trong bão có thể đạt từ 550 - 600 mm.

Vùng II: Tây Bắc gió trong bão có thể đạt cấp 10-11, giật trên cấp 13. Mưa một ngày lớn nhất trong bão có thể đạt từ 350 - 400 mm.

Vùng III: Quảng Ninh đến Thanh Hóa gió trong bão có thể đạt cấp 15 - 16, giật trên cấp 17. Mưa một ngày lớn nhất trong bão có thể đạt từ 700 - 750 mm. Riêng tại khu vực ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng, gió trong bão có thể đạt cấp 16, giật trên cấp 17, tại các đảo như Bạch Long Vĩ, Cô Tô,... nguy cơ cấp gió bão và gió giật trong bão mạnh nhất có thể cao hơn trong đất liền từ 1 - 2 cấp. Vùng IV: Nghệ An đến Thừa Thiên-Huế gió trong bão có thể đạt cấp 15-16, giật trên cấp 17. Mưa một ngày lớn nhất trong bão có thể đạt từ 1000 - 1050 mm. Tại các đảo ven bờ như Cồn Cỏ, Hòn Ngư, gió trong bão mạnh nhất có thể cao hơn trong đất liền từ 1 - 2 cấp. Tại khu vực vùng núi phía Tây của Nghệ An, Hà Tĩnh, gió bão thấp hơn khu vực ven biển do cường độ bão đã suy yếu sau khi di chuyển vào sâu trong đất liền.

Vùng V: Đà Nẵng đến Bình Định gió trong bão có thể đạt cấp 14-15, giật trên cấp 16. Mưa một ngày lớn nhất trong bão có thể đạt từ 650 - 700 mm.

Vùng VI: Phú Yên đến Ninh Thuận gió trong bão có thể đạt cấp 14 - 15, giật trên cấp 16. Mưa một ngày lớn nhất trong bão có thể đạt từ 650 - 700 mm. Vùng VII: Tây Nguyên gió trong bão có thể đạt cấp 10 - 11, giật trên cấp 12. Mưa một ngày lớn nhất trong bão có thể đạt từ 450 - 500 mm.

Vùng VIII: Bình Thuận đến Cà Mau, Kiên Giang gió trong bão có thể đạt cấp 11 - 12, giật trên cấp 13. Mưa một ngày lớn nhất có thể đạt từ 300 - 350 mm. Đối với các đảo ven bờ như Phú Quý, Côn Đảo nguy cơ cấp gió bão và gió giật trong bão mạnh nhất có thể cao hơn trong đất liền từ 1 - 2 cấp.

5 vùng có nguy cơ nước dâng do bão tại dải ven biển Việt Nam bao gồm:

Vùng I: Quảng Ninh đến Thanh Hóa nước dâng do bão cao nhất đã xảy ra đến 3,5 m, trong tương lai, khi có bão mạnh, siêu bão đổ bộ, nước dâng do bão có thể lên đến 4,9 m. Biên độ thủy triều dao động từ 1,7 - 2,0 m.

Vùng II: Nghệ An đến Thừa Thiên-Huế có thể chia thành 2 khu vực: Khu vực II-l, từ Nghệ An đến Hà Tĩnh nước dâng do bão cao nhất đã xảy ra đến 4,5 m, trong tương lai, khi có bão mạnh, siêu bão đổ bộ, nước dâng do bão có thể lên đến trên 5 m. Biên độ thủy triều dao động từ 1,2 - 1,7 m. Khu vực II-2, từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế nước dâng do bão cao nhất đã xảy ra đến 3,9 m, trong tương lai, khi có bão mạnh, siêu bão đổ bộ, nước dâng do bão có thể lên đến trên 4,2 m. Biên độ thủy triều dao động từ 0,5 -1,2 m.

Vùng III: Đà Nẵng đến Bình Định nước dâng do bão cao nhất đã xảy ra tới 1,8 m, trong tương lai, khi có bão mạnh, siêu bão đổ bộ, nước dâng do bão có thể lên đến trên 2,3 m. Biên độ thủy triều dao động từ 1,0 -1,2 m.

Vùng IV: Phú Yên đến Ninh Thuận nước dâng do bão cao nhất đã xảy ra đến 1,7 m, trong tương lai, khi có bão mạnh, siêu bão đổ bộ, nước dâng do bão có thể lên đến trên 2,2 m. Biên độ thủy triều dao động từ 1,2 - 1, 4 m.

Vùng V: Bình Thuận đến Cà Mau, Kiên Giang có thể chia thành 3 khu vực.

Khu vực V-l, từ Bình Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu nước dâng do bão cao nhất đã xảy ra đến 1,2 m, trong tương lai, khi có bão mạnh đổ bộ, nước dâng do bão có thể lên đến trên 2,0 m. Biên độ thủy triều dao động từ 1,4 - 1,8 m.

Khu vực V-2, từ TP.Hồ Chí Minh đến mũi Cà Mau nước dâng do bão cao nhất đã xảy ra đến 2 m, trong tương lai, khi có bão mạnh đổ bộ, nước dâng do bão có thể lên đến trên 2,7 m. Biên độ thủy triều dao động từ 1,8 – 2 m.

Khu vực V-3, từ mũi Cà Mau đến Kiên Giang nước dâng do bão cao nhất đã xảy ra đến 1,2 m, trong tương lai, khi có bão mạnh đổ bộ, nước dâng do bão có thể lên đến trên 2,1 m. Biên độ thủy triều trong khu vực này dao động trong khoảng từ 0,8-1,1 m.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước