Quốc hội thảo luận nhiệm vụ kinh tế xã hội

Phương Mai -Thứ hai, ngày 01/11/2010 16:13 GMT+7

Sáng nay, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2010, phương hướng nhiệm vụ thực hiện kinh tế xã hội năm 2011.

Các ĐBQH đều ghi nhận, trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới vẫn còn ảnh hưởng, tác động đến các quốc gia, nhưng Việt Nam vẫn là một trong số ít nước trong khu vực đạt được mức tăng trưởng 6,7%, nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội đã đạt so với chỉ tiêu của Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, các ý kiến đều cho rằng, không vì thế mà chủ quan bởi lẽ tăng trưởng 6,7%, nhưng lạm phát lại hơn 8% đã cho thấy, tăng trưởng chưa thật sự bền vững, lạm phát tăng cao vào những tháng cuối năm đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân.

Tuy nhiên trách nhiệm của Chính phủ, của Quốc hội trong quản lý giám sát hoạt động các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước là vấn đề nổi bật trong phiên thảo luận sáng nay. Các đại biểu đều phân tích những con số nợ nần hàng chục ngàn tỷ đồng của tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam, vấn đề phải tái cơ lại Tập đoàn này đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém trong quản lý Nhà nước, quản lý vốn đầu tư Nhà nước trong các tập đoàn Tổng công ty Nhà nước - vốn được coi là các doanh nghiệp chủ đạo trong nền kinh tế nước ta.

Ở góc độ luật pháp, bà Nguyễn Thị Nga, ĐBQH tỉnh Thái Nguyên đã phân tích việc để xảy ra những khuyết điểm trầm trọng của Vinashin như thời gian qua có nguyên nhân từ việc thành lập thí điểm các tập đoàn chưa làm chặt chẽ, bỏ qua nhiều giai đoạn quan trọng để tổng kết những mô hình thí điểm này có ưu điểm gì, hạn chế gì, do vậy khó kiểm soát được sự phát triển quá nóng của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước này.

Bà Nga kiến nghị, từ bài học của Vinashin, không thể chậm trễ hơn, Quốc hội cần có một cơ chế giám sát hoạt động tập đoàn và các tổng công ty Nhà nước.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước