Sập trần nhà thi đấu: Do quên bảo trì?

Hoài Linh-Thứ sáu, ngày 05/09/2014 17:45 GMT+7

Ảnh: Lao động

Sự cố hy hữu sập trần nhà thi đấu Phan Đình Phùng tại TP. Hồ Chí Minh vừa qua rất may không có thương vong về người song đã khiến nhiều người giật mình về công tác duy tu, bảo dưỡng những công trình công cộng hiện nay.

Phóng viên VTV đã có ghi lại ý kiến của những người trong cuộc về sự cố này.

Theo Giám đốc nhà thi đấu Phan Đình Phùng, công trình này đã được xây dựng cách đây 30 năm. Phần trần đã được sửa chữa, làm thêm lớp thạch cao nhưng là từ năm 1994, tức là cách đây đã 20 năm. Giám đốc nhà thi đấu Phan Đình Phùng cho biết thêm, công tác sửa chữa nhà thi đấu Phan Đình Phùng chủ yếu ở bên ngoài. Lần kiểm tra gần nhất về chất lượng công trình, bao gồm khu vực trần, cách đây gần 5 năm.

Theo lãnh đạo Nhà thi đấu, đã có ít nhất 3 đoàn tới kiểm tra chất lượng công trình sau sự cố, trong đó có Sở Xây dựng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Dương Ngọc Thanh, Phó phòng Thẩm định Chất lượng, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết: qua kiểm tra ban đầu, vấn đề là trần yếu do đơn vị sử dụng không bảo trì.

Cơ quan chủ quản của nhà thi đấu Phan Đình Phùng cũng đồng tình, trách nhiệm lớn nhất khi để xảy ra sự cố này là do ban lãnh đạo nhà thi đấu đã không sát sao.

Từ năm 2010, nhà thi đấu Phan Đình Phùng là đơn vị độc lập về tài chính, tự thu, tự chi. Đơn vị này cũng có khoảng 400 - 500 triệu đồng mỗi năm để dành cho việc sửa chữa nhỏ, nếu cần thiết. Mất bò mới lo làm chuồng. Chỉ đến khi trần nhà thi đấu bị sập, người ta mới tính đến phương án sửa chữa hoặc tái khởi động đề án xây mới, công trình mà theo ước tính nhiều chuyên gia xây dựng, tuổi thọ còn có thể kéo dài khoảng 20 năm nữa nếu được bảo trì đúng cách. Ước tính, khoản đầu tư cho dự án này lên tới gần 1.000 tỷ đồng.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước