Tảo hôn - Câu chuyện buồn ở các vùng dân tộc thiểu số

Nguyễn Ngân (Ban Thời sự)-Thứ ba, ngày 11/10/2016 13:06 GMT+7

VTV.vn - Nạn tảo hôn khiến các trẻ em gái bỏ lỡ nhiều cơ hội học tập, phát triển và tận hưởng tuổi thơ. Đáng buồn hơn là một số dân tộc có tỷ lệ tảo hôn lên tới 70%.

Kết hôn sớm, ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý khi các em mang thai ở tuổi chưa thực sự hoàn thiện về thể chất, sự trưởng thành để sẵn sàng làm mẹ cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu của các ca tử vong do biến chứng thai sản thời gian gần đây.

Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra mới đây nhất do Ủy ban Dân tộc công bố, nhiều dân tộc có tỷ lệ tảo hôn rất cao, hơn 70%.

Tảo hôn, đói nghèo khiến trẻ em, nhất là trẻ em gái không được đến trường. Nhiều gia đình chỉ để con biết chữ rồi cho nghỉ học. Mặc dù chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp nhưng gặp những rào cản do nhận thức của bà con. Còn theo những người làm công tác dân tộc, nhiều địa phương cũng chưa đủ quyết tâm và nguồn lực để thay đổi nhận thức người dân.

Các nhà nghiên cứu quốc tế cũng cho rằng việc giải quyết hiệu quả các vấn đề như bạo lực, tảo hôn, thiếu giáo dục cũng như trao quyền hợp pháp cho các bé gái không chỉ mang lại lợi ích cho chính các em (đối tượng cần được bảo vệ nhất), mà còn là yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo của chính quốc gia đó.

Nhức nhối nạn tảo hôn ở Sơn La Nhức nhối nạn tảo hôn ở Sơn La Tảo hôn - Vòng luẩn quẩn chưa có lối thoát ở Tây Nguyên Tảo hôn - Vòng luẩn quẩn chưa có lối thoát ở Tây Nguyên Vì sao nạn tảo hôn ở miền núi vẫn còn dai dẳng? Vì sao nạn tảo hôn ở miền núi vẫn còn dai dẳng?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước