Tháo gỡ để nuôi biển tiến ra xa bờ

Anh Thư - Duy Công (Ban Thời sự)-Thứ bảy, ngày 08/07/2017 21:58 GMT+7

VTV.vn - Nuôi biển theo hướng công nghiệp và tiến ra xa bờ được coi là một hướng đi mới tại Kiên Giang, địa phương có ưu thế kinh tế biển nổi trội so với các tỉnh khác tại ĐBSCL.

Nghề nuôi biển, còn gọi là canh tác trên biển, với những đối tượng nuôi có giá trị rất lớn như cá, ngọc trai, rong tảo biển. Theo đánh giá, Việt Nam có đủ điều kiện tự nhiên để trở thành một cường quốc về nuôi biển.

Nuôi biển theo hướng công nghiệp và tiến ra xa bờ được coi là một hướng đi mới tại Kiên Giang, địa phương có ưu thế kinh tế biển nổi trội so với các tỉnh khác tại ĐBSCL. Tuy nhiên, để hình thành một ngành công nghiệp tiến dần ra khơi xa, chiếm lĩnh mặt biển vẫn còn nhiều vấn đề cần được tháo gỡ.

13 năm nuôi cá tra, nhưng từ năm 2016 anh Trấn đã chuyển hướng đầu tư sang nuôi cá biển xa bờ theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao. Hiện anh đã đầu tư được 10 lồng nuôi theo công nghệ của Na Uy, có thể chịu được bão cấp 10 và độ bền 30 năm. Mỗi chiếc lồng nhựa HDPE có thể cho 25 tấn cá. Cuối tháng 7 này, sẽ là thời điểm anh thu hoạch 80 tấn cá chim đầu tiên.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, với 1 triệu km2 mặt biển, Việt Nam có thể hình thành một ngành công nghiệp nuôi biển như Na Uy. Tuy nhiên nếu không có sự chuẩn bị bài bản ngay từ đầu, việc nuôi xa bờ sẽ lặp lại những yếu điểm của nuôi gần bờ, đó là tự phát, không có quy hoạch và đối mặt với ô nhiễm.

Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam kiến nghị trong Nghị định 67 về phát triển thủy sản cần bổ sung chính sách hỗ trợ cho nuôi biển xa bờ. Bên cạnh đó, Luật thủy sản 2003 sửa đổi đang được Tổng cục Thủy sản trình Quốc hội sẽ được thông qua vào tháng 10, cũng phải tính đến việc giao mặt nước biển lâu dài cho người dân, doanh nghiệp muốn đầu tư.

* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước