Thực hiện chủ trương của Chính phủ về hạn chế nhập siêu

Phương Lan-Thứ bảy, ngày 24/04/2010 17:00 GMT+7

Một trong các biện pháp thực hiện hạn chế nhập siêu là thúc đẩy xuất khẩu biên mậu, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại; tiếp tục khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ; xây dựng cơ chế chính sách tiêu thụ nông sản, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.

Hoạch định chiến lược phát triển ngành sản xuất lắp ráp xe máy Việt Nam trong hơn 10 năm trở lại đây chủ trương tăng dần tỷ lệ nội địa hóa trong việc sản xuất linh kiện, phụ tùng… tiến tới chủ động hoàn toàn trong sản xuất lắp ráp không phụ thuộc nhập khẩu đã được các công ty trong nước chú trọng.

Với chiến lược này ,Công ty TNHH Sufat Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư có chiều sâu hàng chục tỉ đồng vào thiết bị, công nghệ, vật liệu, thiết kế kiểu dáng ,sản xuất các chi tiết linh kiện từ nhựa, từ hợp kim nhôm như vỏ máy, vách máy, bang súng, nắp đầu bò, xi lanh…, đồng thời thực hiện chuyển giao công nghệ từng phần trong kỹ thuật và trong quản lý, liên kết với các đơn vị sản xuất khác trong nước. Nhờ đó đến nay, con số tỉ lệ nội địa hóa đã đạt hơn 80%.
Nhằm hạn chế nhập siêu Bộ Công thương chủ trương khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp hàng tiêu dùng, yêu cầu sớm đưa ra các dự án đầu tư điện, phân bón, thép, cơ khí, dệt may vào sản xuất nhằm thay thế hàng nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân và doanh nghiệp thiết thực hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước