Tính thời điểm tăng giá dịch vụ y tế

Thanh Tâm-Thứ sáu, ngày 23/09/2011 16:00 GMT+7

Nhắc đến dự thảo tăng 350 dịch vụ y tế mà Bộ Y tế đề nghị, nhiều người dân tỏ ra bàng quang vì họ cho rằng, hiện đi khám tại bệnh viện, phí khám chữa bệnh cao hơn nhiều lần so với giá vài nghìn đồng Bộ Y tế ban hành trước đó.

Và đặc biệt ở thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay, tăng giá các dịch vụ y tế như thế nào cho hợp lý là điều mà mọi người lo lắng và trăn trở.

Là một trong những bệnh viên đa khoa hàng đầu tại các tỉnh phía Nam, bệnh viện Đại học y dược TPHCM mỗi ngày đều phải khám và điều trị cho hàng ngàn người. Đa phần là người dân các tỉnh Tây nguyên và Miền Tây Nam Bộ.
Cặp vợ chồng già này từ Đắc Nông xuống đây khám bệnh mỗi tháng, khi nghe có thông tin dịch vụ tăng, ông bà rất lo lắng vì không chỉ chi phí khám bệnh tăng mà việc đi lại, ở trọ để khám bệnh là một khoảng không nhỏ.
Rõ ràng tăng hàng loạt các chi phí cho dịch vụ y tế là điều mà Bộ y tế đã có kế hoạch mấy năm qua. Nếu lấy biểu giá cũ của 16 năm trước, giá khám bệnh từ 500 đồng, 3000 đồng/ lần thì đây là điều đã trở nên vô lý vì từ lâu biểu giá này đã được các bệnh viện công tự thay đổi. Vì vậy, có lẽ việc tăng giá này chỉ là hợp thức hóa lại các biểu giá dịch vụ đã được các bệnh viện thay đổi từ trước và để các bệnh viện công được tăng thêm chi phí hỗ trợ.
Trong khi đó, các bệnh viện cho rằng biểu giá cũ không thực tế gây bức xúc và họ đã phải chờ đợi quá lâu để được thay đổi. Điều mà các bệnh viện quan tâm đó là vẫn còn khoảng 40% người dân chưa có BHYT tự nguyện, đây sẽ là đối tượng sẽ chịu áp lực tăng giá nhiều nhất.
Ông Lê Hoàng Minh, Giám đốc bệnh viện Ung bướu TPHCM: Nội dung: chúng tôi ủng hộ việc tăng giá các dịch vụ y tế vì biểu giá cũ không còn phù hợp nhưng quan trọng hơn ở thời điểm này là là sao cho 40% số người dân chưa có BHYT tự nguyện có được bảo hiểm vì đây sẽ là đối tượng chịu thiệt hại nhiều nhất
Hình hội nghị tham vấn dự thảo nghị định của chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập Tại hội nghị tham vấn dự thảo nghị định của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, hầu hết các đại biểu đến từ Bộ Y tế, Bộ Tài chính, BHXH, công đoàn ngành y tế và đại diện bệnh viện các tỉnh thành đều đồng lòng nhất trí đề nghị Chính phủ thông qua dự thảo tăng viện phí.
Tuy nhiên, tại hội nghị này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng phân tích một số vấn đề mà dự thảo lần này chưa đề cập hoặc chưa đầy đủ.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhânở những dịch vụ khám nội khoa, ngoại khoa, thì phải có dịch vụ đó giá cả như thế nào, dù tăng thì những đối tượng dưới 6 tuổi và diện nghèo thì nhà nước sẽ lo hết…nếu muốn tăng thêm thì tăng như thế nào cho hợp lý, nếu tổng thu tăng thì tổng chi cũng phải tăng, và tăng như thế nào để nâng cao chất lượng điều trị thì tổng bài toán nào giải quyết vấn đề này, nhưng phải bảo đảmngười dân có thể chi trả … Công thức hay nhất là có BHYT
Như vậy, để đảm bảo được vấn đề tăng giá không ảnh hưởng quá lớn đến người dân thì trước hết, ngành y tế cần đẩy mạnh thực hiện BHYT tự nguyện cho người dân. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, viện phí chắc chắn sẽ phải điều chỉnh tăng. Tuy nhiên, Bộ Y tế không cùng lúc tăng 350 dịch vụ y tế mà sẽ xem xét xem dịch vụ nào cần tăng trước, dịch vụ nào cần tăng sau và sẽ tăng theo lộ trình từ 2012 đến 2016. Và viện phí mới sẽ được xây dựng trên cơ sở người dân chấp nhận được và đảm bảo công bằng và sẽ cố gắng trình Chính phủ xem xét mức giá viện phí mới vào đầu năm 2012.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước