10 điều nên chuẩn bị khi "chuyển nhà" từ iOS sang Android (P5)

Hải Lê (Dịch)-Thứ ba, ngày 13/08/2013 16:19 GMT+7

 Nếu đang muốn “chuyển nhà” từ iOS sang Android, có thể bạn sẽ cần đến 10 bước chuẩn bị sau đây để không phải hối tiếc bất kì điều gì về việc chuyển đổi này.

5. Chuyển đổi ứng dụng từ iPhone sang Android

Một sự thật cần phải thừa nhận, đó là bạn sẽ không có cách nào để thực hiện việc “chuyển nhà” cho toàn bộ số ứng dụng mà mình đang có trên iOS sang Android. Và công việc của bạn là phải tải lại tất cả những ứng dụng đó trên kho ứng dụng của Google, mang tên Play Store. Tuy nhiên một tin buồn có thể sẽ sớm đến ngay sau đó khi bạn phát hiện ra rằng: không phải 100% ứng dụng trên “táo khuyết” cũng xuất hiện trên Android.

‘ Thế nhưng, cũng đừng quá lo lắng, việc bỡ ngỡ khi bắt đầu chuyển sang một môi trường mới là khó tránh khỏi. Và sự thân thiện và dễ dùng của Android có thể khiến bạn quên đi sự hụt hẫng nói trên chỉ sau vài giờ sử dụng. Thực tế, PlayStore của Android cũng có rất nhiều ứng dụng hay, đủ thay thế những “người thừa” (ứng dụng) mà bạn buộc phải bỏ lại trên iOS.

‘ Trên Android, bạn có thể tải về ứng dụng từ chợ ứng dụng Play Store hoặc vào trực tiếp trang web của Google Play trên máy tính để cài đặt ứng dụng cho thiết bị di động. Trước khi tiến hành việc cài đặt, bạn cần thiết phải đồng bộ máy tính với “dế cưng” bằng cách đăng nhập chung một tài khoản Google.

6. Cách điều hướng cơ bản trên Android

Ở iPhone, nút home có thể giúp bạn thoát tạm thời một ứng dụng với 1 cú nhấn (tap), tap 2 lần để mở phần quản lý ứng dụng chạy ngầm. Nút Power trên nóc máy có tác dụng đánh thức iPhone đang trong trạng thái chờ; giữ lâu nút này có thể giúp bạn tắt máy, bật máy… Mọi thứ đều rất đơn giản.

‘ Tuy nhiên, trên Android, mọi thứ có thể sẽ phức tạp hơn đôi chút khi “robot màu xanh” có tới 3 phím điều hướng và 1 nút Power.

Phím Power có tác dụng tương tự như trên iPhone. Ở một số mẫu smartphone như Samsung Galaxy S3,S4 phím Home cứng vẫn tồn tại. Tuy nhiên, một số khác lại giản lược nút Home và chỉ có nút Home ảo trên màn hình. Ngoài ra, trên màn hình còn 2 phím khác là nút Back (biểu tượng dấu quay lại) và nút Option (thường có biểu tượng là 2 cửa sổ chồng lên nhau).

‘ Nút Home có cách sử dụng tương tự như trên iPhone, tap 1 lần sẽ giúp bạn quay về trang chủ và tap 2 lần để mở phần ứng dụng đã mở gần đây. Để tuỳ chỉnh sâu vào ứng dụng, bạn sẽ cần đến nút Options. Và nút Back có tác dụng quay trở lại với những trang mà bạn đã ghé tới trước đó khi tiến hành duyệt nhiều lớp menu.

7. Cách backup và restore dữ liệu ứng dụng (App Data)

Điểm hay của Android là Google sẽ tự động đồng bộ và backup những dữ liệu quan trọng như danh bạ, lịch hay thậm chí là những ứng dụng được tải về và lưu trữ chúng lên đám mây. Tuy nhiên, ở công đoạn backup, Google chỉ lưu thông tin về phần mềm mà bạn đã từng tải về chứ không lưu trữ dữ liệu được tạo ra thông qua những ứng dụng đó.

‘ Vì thế, bạn sẽ cần đến một phần mềm có khả năng backup toàn bộ những ứng dụng và giúp bạn restore lại chúng khi cần sử dụng. Phần mềm này có tên Carbon – App Sync and Backup.

‘ Sau khi cài đặt ứng dụng này trên “dế cưng”, bạn sẽ phải tải về và cài đặt ứng dụng này trên máy tính. Kết nối thiết bị Android với máy tính để hoàn thành bước kích hoạt Carbon. Giờ đây, bạn đã có thể lưu lại dữ liệu từ ứng dụng bằng cách chọn lựa và ấn vào Backup.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước