Hiểu như thế nào về bản báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu?

Theo VĐHN-Thứ bảy, ngày 30/09/2017 06:00 GMT+7

VTV.vn - Việt Nam vừa tăng 5 bậc về cạnh tranh toàn cầu, giữ vị trí thứ 55. Vậy bản báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu có ý nghĩa như thế nào?

Cách đây ít ngày, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã công bố một báo cáo chú ý, đó là bảng xếp hạng các nền kinh tế cạnh tranh nhất trên toàn cầu. Năm nay, Việt Nam đã thăng 5 hạng trên bảng xếp hạng này, đứng ở vị trí thứ 55. Vị trí số 1 thuộc về Thụy Sĩ và đã 9 năm liên tiếp, quốc gia này giữ ngôi vị đầu bảng.

Bản báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017-2018 được công bố trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có thêm những dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, các nhà hoạt định chính sách và giới doanh nghiệp thế giới lại đối mặt với những mối lo về tăng trưởng trong tương lai. Thế giới đang chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ của làn sóng công nghệ, mạnh mẽ đến nỗi cuộc cách mạng 4.0 này có thể định hình một trật tự mới của kinh tế và chính trị thế giới trong thời gian sắp tới.

Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn năm 2017-2018 được Diễn đàn Kinh tế tiến hành khảo sát với 137 nền kinh tế dựa trên 12 tiêu chí về khả năng cạnh tranh. Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu cung cấp một cách toàn diện đánh giá về các tiêu chí trong bảng xếp hạng tổng thể cũng như các lợi thế cạnh tranh nổi bật nhất và những bất lợi của mỗi nền kinh tế.

Bên cạnh đó, bản báo cáo này cũng đưa ra cái nhìn sâu sắc và những lợi thế so sánh của mỗi nền kinh tế. Do đó, báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có được một cái nhìn tổng hợp về diện mạo và hiện trạng của từng nền kinh tế để từ đó đưa ra những chính sách hiệu quả dựa trên hợp tác công tư, đưa ra các quyết sách nhằm khôi phục lòng tin và khả năng tiếp tục phát triển kinh tế.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước