Kê khai tài sản: Làm cho có?

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 16/04/2016 07:24 GMT+7

VTV.vn - Hiện nay, Việt Nam có gần 1 triệu người trong diện kê khai tài sản nhưng biện pháp phòng chống tham nhũng này vẫn chỉ mang tính hình thức.

Kê khai tài sản đang rất hình thức và không góp phần phòng chống tham nhũng như mong muốn. Từ năm 2007 đến 2014, Việt Nam chỉ xử lý kỷ luật 18 cán bộ vì kê khai không trung thực.

Trên trường quay chương trình Vấn đề hôm nay ngày 15/4, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ khẳng định, việc kê khai tài sản là một trong những biện pháp phòng chống tham nhũng có hiệu quả nhưng hiện tại, công tác này ở Việt Nam vẫn mang tính hình thức.

“So với yêu cầu thực tế, các ngành, địa phương đều nhận định rằng chúng ta chưa kiểm soát được tài sản trong diện kê khai và vẫn mang tính hình thức. Nguyên nhân chính là vì một số cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm việc kê khai chưa quyết liệt và thiếu tính chủ động. Lực lượng thực hiện quản lý kê khai cũng chưa chuyên nghiệp và còn kiêm nhiệm nhiều việc khác” – ông Phạm Trọng Đạt chỉ ra hạn chế của việc kê khai tài sản.

Theo Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng, để khắc phục tình trạng hiện nay, Việt Nam cần chỉnh sửa luật để việc kê khai tài sản mang tính thực tiễn và khả thi: “Chúng tôi đang dự thảo và đề xuất Chính phủ trình Quốc hồi chỉnh sửa toàn diện về luật chống tham nhũng, trong đó có những điều khoản cụ thể về việc kê khai tài sản. Ngoài ra, việc xác minh của kê khai tài sản vẫn chưa được nhiều mà phải có điều kiện mới xác minh được”.

Bên cạnh đó, ông Phạm Trọng Đạt cũng bày tỏ mong muốn hạn chế đối tượng kê khai hiện đang quá rộng và không thể quản lý được.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước