Lãng phí sinh viên hệ cử tuyển: Lỗi thuộc về địa phương?

VĐHN-Thứ bảy, ngày 30/01/2016 06:30 GMT+7

VTV.vn-Cử sinh viên đi học hệ cử tuyển nhưng sau khi tốt nghiệp, nhiều địa phương lại từ chối tiếp nhận họ. Do đâu lại xảy ra tình trạng này?

Sinh viên hệ cử tuyển là người dân tộc thiểu số được các địa phương cử đi học, không phải thi tuyển đầu vào, được nuôi ăn học và ra trường được đảm bảo việc làm tại địa phương mà không cần thi tuyển công chức. Mục đích của việc cử tuyển là phát triển đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, từ đó phát triển kinh tế xã hội địa phương. Tuy nhiên, sau nhiều năm, kết quả của việc cử tuyển còn rất khiêm tốn, bằng chứng là nhiều cử nhân hệ cử tuyển vẫn thất nghiệp.

Có thể nói, nếu những sinh viên này không tìm được việc làm phù hợp thì cũng có nghĩa rằng Nhà nước đã mất đi một khoản tiền lớn, một khoản đầu tư không hiệu quả.

Nói về chương trình cử tuyển, ông Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn, Bộ LĐ, TB&XH chia sẻ: “Đây là một chương trình lớn của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển văn hóa, xã hội và kinh tế ở các tỉnh vùng cao. Tuy nhiên, một số chính sách đối với đối tượng là người dân tộc thiểu số không được thực hiện đến nơi, đến chốn, đặc biệt là ở khâu chọn người tham gia chương trình cử tuyển. Trách nhiệm cụ thể ở đây thuộc về các địa phương”.

“Nhiều địa phương đã từ chối đối tượng mà trước đó, họ cử đi học. Lý do là vì họ cử người đi học không chính xác nên việc học không đạt được chất lượng như mong muốn, không đủ để bảo đảm khối lượng và chất lượng công việc mà họ sẽ bố trí”, ông Vũ Quang Thọ nói thêm.

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình Vấn đề hôm nay qua video dưới đây:

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước