Năm 2035, người Việt Nam sẽ có thu nhập bằng Thái Lan, Malaysia hiện tại

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 24/02/2016 07:12 GMT+7

VTV.vn - Theo lộ trình của Báo cáo Việt Nam 2035, Việt Nam sẽ hướng tới thịnh vượng, người dân có mức thu nhập trung bình cao lên tới 18.000 USD/năm.

Báo cáo Việt Nam 2035 vừa công bố ngày 23/2 với dòng tiêu ngữ "Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ” là một công trình lớn gồm 7 chương nghiên cứu sâu về 3 trụ cột phát triển với 6 chuyển đổi lớn đề xuất những khuyến nghị quan trọng đưa Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình cao vào năm 2035. Những vấn đề vừa có tính thời sự vừa có tính chiến lược như năng lực cạnh tranh, hệ thống sáng tạo, an sinh, môi trường, nông nghiệp, nông thôn, đô thị hóa, quản lý, quản trị… đã được các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam và Ngân hàng Thế giới nghiên cứu, phân tích khuyến nghị có tính khoa học.

Những khuyến nghị này sẽ được Chính phủ Việt Nam tham khảo trước trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và nghiên cứu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2020-2030. Đây là báo cáo quan trọng và tầm nhìn về một Việt Nam trong 20 năm tới và sau 50 năm thực hiện Đổi mới.

Những điểm nhấn trong báo cáo Việt Nam 2035 Những điểm nhấn trong báo cáo Việt Nam 2035

VTV.vn - Báo cáo “Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ” đã được công bố ngày hôm nay với nhiều con số đáng chú ý.

Có mặt tại trường quay chương trình Vấn đề hôm nay ngày 23/2. Tiến sĩ Cao Viết Sinh - chuyên gia trực tiếp tham gia công trình Báo cáo Việt Nam 2035 đánh giá cao ý nghĩa của văn bản này: “Đây là công trình quy mô lớn với sự tham gia của hàng trăm chuyên gia trong nước và quốc tế. Báo cáo này có ý nghĩa định vị đất nước Việt Nam hôm nay đang ở đâu. Sau 30 năm đổi mới, chúng ta đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận và có ý nghĩa lịch sử. Báo cáo này sẽ giúp chúng ta định vị Việt Nam, tránh ảo tưởng để hướng tới tương lai hay so với các nước khác, chúng ta đang tụt hậu tới đâu. Một ý nghĩa nữa là khơi dậy khát vọng cho một thế hệ người Việt Nam sau 20 năm cùng với những chuyển đổi để hướng tới Việt Nam thịnh vượng, có thu nhập trung bình cao, khoảng 18.000 USD – tương đương 7-8.000 USD hiện tại”.

“Nếu không cải cách gì, tăng trưởng chỉ có 4% và bình quân đầu người chỉ từ 4-5.000 USD, tương đương Thái Lan bây giờ. Nếu tăng trưởng trên 7%, chúng ta sẽ đạt được mức của Malaysia như bây giờ và Hàn Quốc vào năm 2002 với thu nhập bình quân khoảng 11.000 USD. Tôi hy vọng chúng ta sẽ thực hiện với phương án tối ưu nhất” - TS. Cao Viết Sinh nhấn mạnh.

Báo cáo đưa ra 3 trụ cột cùng với 6 chuyển đổi toàn diện cần thực hiện. Trong 6 chuyển đổi này, TS. Cao Viết Sinh nhận định chuyển đổi trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền là hết sức khó khăn: “Một nhà nước cần có cơ chế, thể chế để cho người dân, doanh nghiệp sáng tạo. Việc xây dựng đội ngũ công chức có thực tâm, có tài là một con đường khó mà chúng ta đòi hỏi cần có thời gian. Đặc biệt xây dựng thể chế, trong đó công khai minh bạch, dân chủ cũng là những chuyển đổi khó khăn”.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên VTV, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Young Kim đã nói rằng, khó khăn là luôn có những nhóm người có lợi ích trong giữ nguyên những thứ cũ.

TS. Cao Viết Sinh chia sẻ suy nghĩ về phát biểu này: “Nếu cải cách mà không có chống đối thì không phải là cải cách. Nhóm biên tập chúng tôi nhận thấy không thể nhận được đồng thuận toàn bộ ngay từ đầu bởi có những kiến nghị động chạm đến ai đó. Chúng tôi coi đấy là điều đương nhiên vì muốn cải cách, đổi mới thì cần có người chống đối, phản biện. Hy vọng những người chống đối sau này sẽ cùng đồng thuận với xã hội để đi lên”.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước