Tọa đàm ấn “Sắc mệnh chi bảo” phát hiện tại Hoàng Thành Thăng Long

Theo VOV-Thứ sáu, ngày 26/02/2016 20:55 GMT+7

VTV.vn - Ấn "Sắc mệnh chi bảo" được tìm thấy trong tầng văn hóa của thời Trần (thế kỉ XIII - XIV).

Chiều 26/2, tại Hà Nội, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức tọa đàm khoa học "Ấn gỗ "Sắc mệnh chi bảo" phát hiện trong đợt khai quật tại Hoàng Thành Thăng Long. Tọa đàm đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu khảo cổ học và quan điểm trong việc phát huy giá trị của ấn "Sắc mệnh chi bảo".

Trong quá trình mở rộng nghiên cứu khảo cổ học tại khu Hoàng Thành Thăng Long, từ năm 2010 đến nay, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành các đợt thám sát, nghiên cứu khai quật tại khu di sản Hoàng Thành Thăng Long. Trong đợt khai quật năm 2012-2014, các nhà khảo cổ đã tìm thấy ấn gỗ "Sắc mệnh chi bảo" tại khu vực vườn Hồng (hố khai quật G18, khu G).


Ấn gỗ Sắc mệnh chi bảo. (Ảnh: Phương Thúy)

Ấn gỗ "Sắc mệnh chi bảo". (Ảnh: Phương Thúy)

Ấn "Sắc mệnh chi bảo" được tìm thấy trong tầng văn hóa của thời Trần (thế kỉ 13-14) cùng một số hiện vật thời Trần tiêu biểu khác. Từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2015, ấn gỗ "Sắc mệnh chi bảo" được nghiên cứu chỉnh lý sơ bộ và trưng bày tại khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội cùng với hơn 150 hiện vật tiêu biểu khác tìm thấy tại khu vực 18 Hoàng Diệu, vườn Hồng và khu vực Kính Thiên -Đoan Môn.

Tuy vậy, tại buổi tọa đàm, một số nhà nghiên cứu lại cho rằng, cần phải tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu kĩ niên đại, quá trình chế tác, khuôn chữ, kiểu chữ vai trò của ấn "Sắc mệnh chi bảo" được đóng trên những văn bản nào... chứ chưa thể khẳng định đây là ấn điều quân hay được dùng trong mục đích khác.

GS Nguyễn Công Việt, Nguyên Viện trưởng Viện Hán Nôm nói: “Ở đây chúng ta có thể gọi là ấn "Sắc mệnh chi bảo" được không? hay là ta định danh gì cho chuẩn xác hơn? Vì theo nguyên tắc của một hiện vật mà đặc biệt là ấn thì nó phải có hai bộ phận: xét về hình thể, kết cấu của ấn gồm có núm ấn (ta gọi là thân ấn), thứ hai là đế ấn (tức là mặt dấu). Hiện vật này chúng ta có một nửa, không thấy núm. Một cái nữa là định dnah hiện vật này là gì? Từ định danh chúng ta sẽ tìm hiểu ra chức năng và giá trị sử dụng của ấn.”

Việc phát huy giá trị của ấn "Sắc mệnh chi bảo" nói riêng không thể lặp lại sự hỗn loạn của lễ khai ấn, phát ấn như tại Thái Bình, Nam Định mà cần xem xét nhu cầu thực tế của con người, trong đó cần có sự chuẩn bị tốt, nếu không sẽ làm mất đi ý nghĩa của hiện vật này.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước