Trần Anh Hùng - 16 năm và Rừng Na Uy

VT-Thứ hai, ngày 29/11/2010 00:05 GMT+7

Ấp ủ ý tưởng đưa Rừng Na Uy lên màn ảnh ngay sau khi đọc cuốn tiểu thuyết của nhà văn Murakami vào năm 1994, Trần Anh Hùng đã phải mất 16 năm mới hiện thực hóa được mong muốn của mình.

(Đạo diễn Trần Anh Hùng trong cuộc họp báo tại Tokyo ngày 26/11)

Cuộc họp báo giới thiệu Rừng Na Uy tại Tokyo ngày 26/11 vừa qua có sự góp mặt của rất nhiều phóng viên báo chí quốc tế, trong đó có đại diện của rất nhiều hãng thông tấn lớn. Trước rất nhiều câu hỏi xung quanh tác phẩm điện ảnh thứ 5 năm của mình, Trần Anh Hùng đã không ngần ngại trả lời và chia sẻ một cách thẳng thắn quá trình làm phim kéo dài suốt 4 năm qua.
Kịch bản bằng 3 thứ tiếng
Trần Anh Hùng viết kịch bản Rừng Na Uy đầu tiên bằng tiếng Pháp, sau đó dịch qua tiếng Anh và cuối cùng là tiếng Nhật. Với ba ngôn ngữ khác nhau, Trần Anh Hùng cho rằng, điều đó mới đủ để ông và các nhà sản xuất trao đổi với các diễn viên tham gia bộ phim.
“Murakami rất cởi mở và nói tôi có thể viết kịch bản ở bất cứ ngôn ngữ nào tôi muốn và làm phim ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Nhưng tôi nói với ông, tôi muốn bộ phim mang gương mặt của tác phẩm điện ảnh Nhật Bản bởi điều thu hút tôi ở cuốn tiểu thuyết đặc biệt này chính là chất Nhật trong đó”.
Sức ép
Trước khi ra mắt khán giả Rừng Na Uy đã tranh tài tại LHP Venice 2010. Đây cũng là bộ phim chuyển thể đầu tiên một các tác phẩm của Murakami – nhà văn có mặt trong danh sách đề cử cho giải Nobel Văn học. Chính những điều này khiến các phóng viên quốc tế đặt ra vấn đề sức ép với Trần Anh Hùng khi ông phải đối mặt với sự kỳ vọng của hàng triệu fan hâm mộ các tác phẩm của Murakami trên toàn cầu.
“Sách là sách và phim là phim. Sức ép duy nhất với tôi là làm một bộ phim tốt”, Trần Anh Hùng khẳng định đơn giản.

‘ Một cảnh trong phim Rừng Na Uy

Buổi sáng tuyết diệu kỳ
Trong kịch bản của Rừng Na Uy có một cảnh được coi là rất quan trọng, góp phần thể hiện phần hồn của toàn bộ tác phẩm là cuộc hội ngộ giữa Watanabe và Naoko. Theo kịch bản của Trần Anh Hùng, hai nhân vật chính sẽ gặp gỡ trong một rừng cây với tuyết phủ trắng xóa. Tuy nhiên khi đoàn làm phim đến địa điểm ghi hình một ngày trước khi bấm máy, không có bất cứ một dấu hiệu nào của tuyết, cỏ vàng tràn ngập trên các vùng đồi.
Tuy nhiên, chỉ sau một đêm, khi các thành viên trong đoàn làm phim thức dậy, tuyết đã phủ trắng các vùng đồi.
“Sáng hôm sau, chúng tôi đã có một khung cảnh tuyệt vời và kì diệu cho những cảnh quay của mình. Đó thực sự là một phép màu và cũng là điều khiến tôi ấn tượng mạnh mẽ nhất trong quá trình quay Rừng Na Uy”, Trần Anh Hùng bật mí.
Rừng Na Uy - tình yêu và mất mát
Nói về cuốn tiểu thuyết của nhà văn Murakami, Trần Anh Hùng khẳng định, đó là cuốn sách tình yêu đặc biệt nhất trong những năm qua.
“Đó là câu chuyện về mối tình đầu nhưng đó là mối tình mà bạn đánh mất gần như ngay lập tức khi bạn có được nó. Sau đó, bạn bắt buộc phải học cách mất mát, về sự chịu đựng và tiếp đến là khoảng thời gian để thích nghi lại với cuộc sống. Tôi nghĩ đây là những trải nghiệm phổ biến mà tất cả chúng ta đều đã từng nếm trải. Đó có lẽ cũng là lý do tại sao cuốn sách lại thành công tại nhiều nước trên thế giới đến thế”.

Vượt qua nỗi sợ

Không làm nhiều phim nhưng các tác phẩm của Trần Anh Hùng đã có mặt và gặt hái giải thưởng ở những LHP danh giá nhất như Cannes hay Venice. Đứng trước một tác phẩm đầy tinh tế và gợi cảm như Rừng Na Uy, đạo diễn người Pháp gốc Việt biết rằng đó là một thử thách nhưng cũng là nguyên liệu tuyệt vời cho màn ảnh lớn.

“Khi tôi đọc sách, trực giác bảo tôi rằng, cuốn sách này có thể trở thành một bộ phim. Và sau đó, bạn biết đấy, khi công việc bắt đầu, mọi thứ đã khởi động thì chỉ còn nỗi sợ hãi – sợ hãi rằng bạn sẽ không thể thực hiện nó. Đó đã từng là cảm giác của tôi khi thực hiện bộ phim này”.

Tin bài có liên quan

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước