Giáo sư người Đức và tình yêu sâu đậm với phim Việt

Thanh Hải - Sơn Tùng (Ban Truyền hình Đối ngoại)-Thứ bảy, ngày 28/11/2015 06:00 GMT+7

VTV.vn - Giáo sư người Đức Gunter Giesenfeld hiện là Chủ tịch Hội Hữu nghị Đức - Việt. Trong 40 năm qua, ông đã sưu tầm và lưu giữ 103 bộ phim Việt Nam.

Trong 40 năm qua, Giáo sư đã sưu tầm và lưu giữ 103 bộ phim Việt Nam. Giáo sư có thể chia sẻ về quá trình sưu tầm những bộ phim này?

- Những bộ phim có ý nghĩa quan trọng thể hiện tinh thần đoàn kết trong chiến tranh. Trong những buổi mít tinh phản đối chiến tranh tại Việt Nam, chúng tôi chiếu những thước phim tài liệu về cuộc sống của người dân Việt Nam trong chiến tranh và những thống khổ dưới bom đạn. Một vài bộ phim tôi có được là từ Đại sứ quán Việt Nam tại Đức. Trước đó, Đại sứ quán ở Thành phố Bonn khi chuyển đến Berlin, họ đã cho tôi số phim này. Sau đó, tôi cũng đến Việt Nam để làm phim tài liệu. Tôi quen biết Fafilm, một hãng phim nhà nước và mua một số phim từ hãng này. Tại Đức và châu Âu, tôi thường đến tham dự một số lễ hội phim quốc tế. Các đoàn làm phim đến từ miền Bắc Việt Nam và đoàn làm phim của Mặt trận Giải phóng cũng tham dự và họ đã cho tôi số phim họ mang sang từ Việt Nam.

Từ năm 1976, Giáo sư bắt đầu làm một số phim tài liệu về Việt Nam. Giáo sư có thể chia sẻ về những bộ phim này không?

- Tôi làm một số bộ phim liên quan đến vấn đề chính trị vào thời điểm đó, về chất độc da cam và một số thay đổi tại Việt Nam như trong lĩnh vực nông nghiệp. Tôi làm một bộ phim dài về những ảnh hưởng của việc thay đổi chính sách đến lĩnh vực nông nghiệp, khi mà người nông dân có thể bán sản phẩm họ làm ra. Trong quá trình làm phim, tôi có cơ hội được gặp cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hai lần. Lần cuối tôi gặp ông ấy, sức khỏe của ông ấy không còn tốt nữa. Ông ấy chia sẻ với tôi một số câu chuyện về thời kỳ Đổi mới tại Việt Nam, giúp tôi có ý tưởng làm phim.

Gần đây, Giáo sư đã chính thức trao lại 103 bộ phim này cho Viện phim Việt Nam. Giáo sư có thể chia sẻ về quá trình mang số phim này về Việt Nam?

- Tôi cảm thấy rằng, những bộ phim này không thuộc về nước Đức, đó là tài sản của người Việt Nam. Vì vậy, chúng phải được trả lại Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình đem số phim này về Việt Nam không hề dễ dàng, nhưng tôi đã nhận được sự hỗ trợ từ nhiều bạn bè Việt Nam như Hội Hữu nghị Việt - Đức, Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin cũng như từ phía Đức. Tôi hy vọng rằng, trong tương lai những bộ phim này có thể được trình chiếu và đến gần hơn nữa với khán giả.

Cảm ơn Giáo sư về cuộc phỏng vấn.

103 bộ phim Việt hồi hương sau 40 năm được bảo quản tại Đức 103 bộ phim Việt hồi hương sau 40 năm được bảo quản tại Đức

VTV.vn - Sau 40 năm được lưu trữ và bảo quản tại Đức, những thước phim quý giá của Việt Nam sản xuất trong những năm 1960 - 1970 đã được chuyển lại cho Viện Phim Việt Nam.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!

Từ khóa:

Phim Việt Nam

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước