Phóng viên Việt Nam tại nước ngoài - Cầu nối truyền thông trong nước và quốc tế

Phương Dung (Ban Truyền hình Đối ngoại)-Thứ hai, ngày 29/02/2016 10:19 GMT+7

VTV.vn - Để cập nhật được những thông tin quốc tế và tình hình cộng đồng kiều bào, phóng viên Việt Nam tác nghiệp tại nước ngoài luôn đóng vai trò quan trọng.

Để tìm hiểu về nhu cầu thông tin của bà con Kiều bào cũng như những khó khăn, thuận lợi trong quá trình tác nghiệp của nhà báo, phóng viên Việt Nam ở nước ngoài, phóng viên THVN đã có cuộc trò chuyện với Nhà báo Nguyễn Thị Bích Yến, Đại diện thường trú Báo Văn nghệ tại Cộng hòa Áo, Europe, Liên hiệp quốc (Vienna).

Được biết chị công tác tác trong lĩnh vực truyền thông cũng như báo chí một thời gian khá dài tại một số nước châu Âu, xin chị chia sẻ về nhu cầu thông tin cũng như báo chí của bà con kiều bào ở nước ngoài?

- Bây giờ việc họ tìm hiểu thông tin trong nước không khó, bởi vì các phương tiện truyền thông làm cho người ta năng động, có sự đối chiếu về thông tin rất rõ ràng, cụ thể. Đó là một trong những thách thức cho những nhà báo truyền thống của chúng ta.

- Thứ nhất, họ đòi hỏi thông tin xác thực, thứ hai đòi hỏi tư cách nhà báo trung lập, thứ ba họ muốn biết đời sống của nhân dân hơn là những tin tức khác. Tuy nhiên họ vẫn thích xem những phóng sự, phim tài liệu, những tin tức về tầng lớp công nhân, nông dân, dân tộc thiểu số. Những sự kiện xảy ra mang tính chất liên đới ví dụ như Biển Đông, biên giới, ASEAN, họ muốn xem một cách trung thực.

Trong quá trình tác nghiệp chị gặp những khó khăn và thuận lợi gì?

- Thuận lợi nhiều hơn vì trong môi trường quốc tế vì Áo nằm ở trung tâm châu Âu, nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan quốc tế cũng như Liên hợp quốc thì sự kiện luôn sôi động, biến động. Rất nhiều thuận lợi khi tôi thu thập được nhiều thông tin, tác nghiệp được với nhiều chính trị gia, nguyên thủ cũng như các nhà báo quốc tế để học hỏi kinh nghiệm.

Khó khăn vì chúng ta là người châu Á, mỗi lần lấy tin bị chen lấn xô đẩy nên khó chụp hình. Về ngôn ngữ đôi khi có khó khăn vì ở Áo chủ yếu sử dụng tiếng Đức, tiếng Anh nên một số hội nghị quốc tế cũng có một phần khó khăn.

Về vấn đề chính trị tôi nghĩ ở đâu cũng có vấn đề này vấn đề kia, nhưng họ đều tạo điều kiện tối đa nhất cho chúng tôi ở nước ngoài tác nghiệp.

Về chính sách tạo điều kiện cho những người làm báo tại nước ngoài?.

- Chính phủ Việt Nam cũng hỗ trợ khá nhiều cho các phóng viên ở nước ngoài, tuy nhiên tôi nghĩ Chính phủ nên xem xét lại thời gian cử phóng viên thường trú, vì một người mới nắm được địa bàn thì họ lại hết nhiệm kỳ, như vậy rất phí.

Rất cảm ơn chị về cuộc trò chuyện!.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước