Vì sao kiến trúc Pháp tại Việt Nam có sự phân hóa?

Ngọc Bích (Ban Truyền hình Đối ngoại)-Thứ năm, ngày 08/10/2015 06:00 GMT+7

VTV.vn - Những công trình kiến trúc Pháp khi được xây dựng tại Việt Nam đã được cải biên nhiều dưới tác động của văn hóa, tập quán của người Việt.

Kiến trúc sư Trần Quốc Bảo, Giảng viên Trường Đại học Xây dựng đã lý giải với phóng viên VTV vì sao kiến trúc Pháp tại Việt Nam lại phân hóa như vậy.

P.V: Thưa ông, các công trình theo kiến trúc Pháp đã hiện diện ở Việt Nam cả trăm năm. Tuy nhiên, công trình mà người Pháp xây dựng ở một nước thuộc địa như Việt Nam khác gì so với công trình ở Pháp?

Sau khi Pháp chiếm toàn bộ Đông Dương, trong đó có Việt Nam, người Pháp bắt đầu đưa kiến trúc của họ vào. Ban đầu là những công trình mang tính chất áp đặt, nguyên mẫu từ Pháp đưa sang, ví dụ như Nhà hát lớn, rồi những công trình mang tính cách, đặc trưng của nhiều vùng ở Pháp. Giai đoạn thứ hai, khoảng sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, kiến trúc Pháp ở Việt Nam đã bắt đầu có sự biến đổi để phù hợp hơn với văn hóa, khí hậu và cảnh quan Việt Nam, từ đó các phong cách kiến trúc mới là lối kiến trúc Art Deco, kiến trúc Đông Dương đưa vào rất nhiều yếu tố Việt hoặc Việt Hoa, hoặc phương Đông.

Xin ông cụ thể hóa một số kiến trúc ảnh hưởng bởi văn hóa Việt của người Pháp?

Khi người Pháp vào Việt Nam, người ta thấy kiến trúc Việt rất đẹp và cũng phù hợp với khí hậu cảnh quan ở đây, phù hợp với phong tục tập quán người Việt như Bảo tàng Lịch sử, Bộ Ngoại giao hiện nay, đó là những công trình kiến trúc mang phong cách Đông Dương điển hình. Bên trong hoàn toàn là không gian kiến trúc kiểu Pháp, theo chức năng sử dụng của người Pháp, nhưng bên ngoài lại được bao bọc bởi lớp vỏ theo kiểu Việt (các bộ mái Việt, kết cấu che nắng kiểu Việt).

Nếu nói về kiến trúc, họa tiết của Việt Nam được dùng trong công trình Pháp, được thể hiện rõ nhất ở các chung cư và biệt thự do một kiến trúc sư rất nổi tiếng người Pháp lúc bấy giờ, là Trưởng khoa Kiến trúc của trường Mỹ thuật Đông Dương thiết kế nay vẫn còn ở Trần Phú và Lý Nam Đế.

Trong xu hướng phát triển hiện nay, theo ông, những công trình đó có giá trị thế nào trong gợi mở hướng phát triển bền vững và hài hòa cho đô thị Việt Nam nói chung?

Những công trình này chứng kiến sự hình thành đô thị của Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc. Đầu tiên chúng ta phải nói tới những tòa nhà hành chính. Ví dụ ở Hà Nội, phải có Phủ Toàn quyền, Dinh Thống sứ, Tòa án. Những công trình quân sự như Sở chỉ huy, những công trình về mặt văn hóa như Nhà hát, trường học, những công trình về mặt xã hội như bệnh viện, nhà sinh hoạt cộng đồng…

Ngay từ đầu thế kỷ 20, khi người Pháp bắt đầu chỉnh trang lại những phố mà bây giờ gọi là phố cổ thì người Việt cũng xây lại. Theo truyền thống thời xưa, nhà Việt chỉ có 1 tầng. Lúc này người Việt bắt đầu xây thêm tầng, đặc biệt ở phố Hàng Ngang, hàng Đào bây giờ, chúng ta vẫn còn những bề mặt trang trí theo kiểu tân cổ điển Pháp hay kiến trúc Art Deco.

Bảo tồn di sản kiến trúc Pháp tại Việt Nam Bảo tồn di sản kiến trúc Pháp tại Việt Nam

VTV.vn - Bảo tồn khu phố Pháp và những công trình biệt thự Pháp cổ có ý nghĩa quan trọng trong việc gìn giữ nét đặc trưng đô thị của Hà Nội hiện nay.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước