TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Độc đáo tranh làng Sình xứ Huế

Hương Giang, Trung Thành (VTV8)Cập nhật 15:48 ngày 24/01/2018

VTV.vn - Trải qua hàng trăm năm, tranh Làng Sình (Thừa Thiên - Huế) vẫn chứng tỏ được sức sống bền bỉ của một nét văn hóa dân gian độc đáo.

Làng Sình được hình thành khá sớm ở đàng Trong, nằm ven sông Hương. Từ giữa thế kỷ XVI đã được Dương Văn An nhắc đến trong "Ô châu cận lục" như một điểm giao thương nhộn nhịp. Làng Sình có thời từng được gọi là làng Hồ Điệp, một làng nghề làm tranh truyền thống ở xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ngôi làng cổ này có những đặc điểm văn hóa đa dạng, độc đáo, đặc biệt là nghề in tranh dân gian, làm hạt bỏng để cúng lễ.

Về kỹ thuật và chất liệu, tranh làng Sình cũng có nguồn gốc tương tự như tranh dân gian Đông Hồ, tranh Hàng Trống nổi tiếng ở miền Bắc. Đó là lối in tranh mộc bản, sử dụng giấy gió hoặc giấy mộc quét điệp để tạo độ óng ánh trên giấy gió và dùng nguyên liệu tự nhiên để tạo màu. Chổi quét điệp cũng được người thợ làm tranh sáng tạo từ những chiếc lá thông. Khi làm ra một bức tranh, bản khắc gỗ chỉ giữ vai trò làm khuôn và in màu chính, những màu sắc còn lại được nghệ nhân vẽ thủ công, chính vì thế, mỗi bức tranh là một sự sáng tạo khác nhau. Sự tồn tại của tranh làng Sình trải qua bao giai đoạn thăng trầm.

Nhiều người biết đến làng Sình, khách du lịch cũng đến thường xuyên hơn. Họ đến trải nghiệm với người làm tranh. Những vật liệu truyền thống như giấy gió, vỏ điệp và màu tự nhiên được trưng bày và giới thiệu với du khách bằng niềm tự hào của người làm tranh về tinh hoa của nghề mà họ đã cố giữ gìn. Để đáp ứng nhu cầu trải nghiệm nhanh của du khách, người làm tranh đã sử dụng phẩm mầu, giấy công nghiệp cho thuận tiện. Nhiều gia đình du khách nước ngoài đến đây để được trải nghiệm, nhất là được tự tay in tranh mộc bản, con giáp tương ứng với tuổi mình để làm quà lưu niệm rất thú vị.

Xây dựng chợ rồi bỏ hoang, gây lãng phí

VTV.vn - Không ít chợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế xây xong rồi lại bỏ hoang, hoặc chỉ có vài hộ vào buôn bán, không phát huy được hiệu quả như mong muốn, gây lãng phí.