Dấu ấn Sài Gòn qua những công trình

Theo Hà Thành/VOV-Thứ ba, ngày 28/04/2015 16:27 GMT+7

VTV.vn - Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) đã trở nên một miền đất phồn hoa đô hội với những sắc thái văn hóa đa dạng.

Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của miền Nam đất nước, được hình thành từ cuối thế kỷ 17. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vâng mệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu mở mang miền đất này, lập nên Phủ Gia Định, tiền thân của đô thị Sài Gòn và sau ngày thống nhất đất nước được tự hào mang tên Bác: Thành phố Hồ Chí Minh.

Hơn 300 năm là một khoảng thời gian không dài đối với một đô thị lớn, đô thị trung tâm nhưng Sài Gòn đã trở thành một miền đất phồn hoa đô hội với những sắc thái văn hóa đa dạng.

Kiến trúc là gương mặt phản ánh lịch sử, văn hóa và xã hội. Kiến trúc Sài Gòn đã thể hiện rõ nét điều đó qua cấu trúc đô thị, qua những công trình của những thời kỳ. Nhiều công trình thực sự là những tác phẩm kiến trúc kinh điển tạo nên diện mạo đô thị thành phố và những giá trị văn hóa tinh thần. Những công trình cổ, xưa đã trở thành di sản và thành phố vẫn tiếp tục đổi mới với những công trình hiện đại. Cũ và mới luôn hiện diện cùng nhau tạo nên một sắc thái rất riêng ở mảnh đất này!

Sài Gòn nhìn từ trên cao là thành phố của những dòng sông

Bến Nhà Rồng, trụ sở thương cảng lớn của Sài Gòn, được khởi công xây dựng từ năm 1863. Nơi đây, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước (năm 1911).

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn - công trình xây dựng từ năm 1877 - 1880. Đây được coi là kiệt tác kiên trúc đô thị, góp phần tạo nên diện mạo đô thị Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh).

Tòa Đô chánh Sài Gòn được xây dựng từ năm 1898 - 1909; nay là Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh.

Bưu điện trung tâm thành phố được xây dựng từ năm 1886 – 1891

Nhà hát lớn được xây dựng từ năm 1898 - 1900

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP.HCM, nguyên là Bảo tàng Nam Kỳ, xây dựng từ năm 1927 - 1929

“Nhà chú Hỏa”, nay là Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh - một công trình tiêu biểu của sự giao lưu Đông - Tây

Chợ Bến Thành là một chợ có từ lâu đời. Kiến trúc hiện có được xây dựng từ năm 1912 - 1914. Chợ Bến Thành được coi là một trong những biểu tượng của thành phố.

Dinh Độc Lập được xây dựng từ năm 1962 - 1966 do kiến trúc sư tài danh Ngô Viết Thụ thiết kế, nay là Hội trường Thống Nhất - nơi ghi dấu ấn lịch sử thống nhất nước nhà ngày 30/4/1975

Thư viện khoa học tổng hợp TP Hồ Chí Minh, tiền thân là Thư viện Quốc gia Sài Gòn; xây dựng từ năm 1968 - 1971. Đây là một công trình tiêu biểu của sự kết hợp giữa ngôn ngữ kiến trúc hiện đại và tính dân tộc, do các kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện, Bùi Quang Hanh, Lê Văn Lắm thiết kế.

Phố cổ ở khu Chợ Lớn - Quận 5, nơi có nhiều người Hoa sinh sống

Cũ và mới luôn cùng hiện diện ở nơi đây. Trung tâm thương mại Diamond kế bên Nhà thờ Đức Bà ở Quảng trường Công xã Paris là một điển hình.

Khối kiến trúc mới bên khối kiến trúc cũ của công trình Kho bạc Nhà nước TP Hồ Chí Minh

Tòa tháp Sai Gon Centre - cao ốc hiện đại vươn tới mây xanh

Phú Mỹ Hưng - một trong những khu đô thị hiện đại nhất của TP Hồ Chí Minh và cả nước

Đền tưởng niệm các vua Hùng - một công trình mang dấu ấn kiến trúc đương đại với lối kiến trúc hiện đại kết hợp nét kiến trúc dân gian truyền thống, chắt lọc tính dân tộc

Tháp Bitexco 68 tầng - một hình ảnh mới có tính biểu tượng của TP Hồ Chí Minh

Đường Võ Văn Kiệt (Đại lộ Đông Tây) - công trình giao thông huyết mạch của thành phố, hoàn thành năm 2011

Cầu Phú Mỹ là cây cầu dây văng mới, hiện đại bắc qua sông Sài Gòn, nối quận 2 và quận 7; hoàn thành năm 2009

Đường hầm sông Sài Gòn (Hầm Thủ Thiêm) - công trình ngầm vượt sông đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam; nối quận 1 và quận 2; hoàn thành năm 2011

Diện mạo TP Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới với những công trình hiện đại

Sài Gòn vẫn còn những góc thân thương qua bao năm tháng. Góc Nhà hát lớn nhìn sang Trung tâm thương mại Eden - nơi tầng trệt có quán café Givral nổi tiếng - là địa danh lịch sử gắn liền với nhà tình báo, anh hùng Phạm Xuân Ẩn.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước