Điểm mặt 5 nguyên nhân gây khan tiếng

P.V, icon
10:01 ngày 27/08/2018

VTV.vn - Triệu chứng khan tiếng nhiều người dễ gặp phải. Tuy nhiên, khá nhiều người còn chủ quan với dấu hiệu này, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Khan tiếng do nói quá nhiều

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Dương Văn Tiến - Bệnh viện Thu Cúc: "Khan tiếng có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là các căn bệnh như viêm họng, viêm thanh quản, hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, lao thanh quản hay nguy hiểm hơn là ung thư dây thanh. Do vậy, nếu tình trạng khan tiếng kéo dài mà áp dụng nhiều biện pháp không khỏi thì tốt nhất bạn nên tới bệnh viện để thăm khám xác định xem mình có mắc các bệnh lý nêu trên hay không".

Đối với nguyên nhân nói nhiều dẫn đến khan tiếng, có thể cải thiện bằng cách hạn chế nói to, la hét, tiết chế trong giao tiếp...

Điểm mặt 5 nguyên nhân gây khan tiếng - Ảnh 1.

Khan tiếng có thể do các bệnh lý về đường hô hấp gây nên

Stress cũng gây khan tiếng

Đây là nguyên nhân gây khan tiếng khá phổ biến ở những đối tượng phải sử dụng giọng nói của mình trong nhiều giờ đồng hồ, điển hình nhất là giáo viên, ca sĩ, người dẫn chương trình… Để không ảnh hưởng đến giọng nói cũng như thanh quản của mình thì nhóm đối tượng này nên sử dụng các công cụ hỗ trợ trong quá trình làm việc như micro, loa phóng thanh, đồng thời chú ý cứ sau 90 phút nói liên tục thì cần dành ra ít nhất 10 phút cho thanh quản được nghỉ ngơi. Dùng các biện pháp bảo vệ họng, uống nước ấm, vệ sinh họng đúng cách.

Khan tiếng do cơ thể bị thiếu nước

Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy: stress cũng là một thủ phạm gây khan tiếng cho nhiều bệnh nhân. Sự căng thẳng quá mức có thể khiến cho lớp niêm mạc thanh quản bị teo lại hoặc có thể khiến bạn giận giữ, la hét nhiều mà gây kích ứng thanh quản khiến cho bộ phận này bị viêm. Hãy điều chỉnh chế độ làm việc của mình cho hợp lý, tập luyện thể thao hoặc xem phim nghe nhạc để giải tỏa căng thẳng nếu như bạn không muốn giọng nói của mình bị biến đổi.

Khan tiếng do ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Việc thiếu nước khiến cho cổ họng và dây thanh quản bị khô, không có độ bôi trơn cần thiết khi dây thanh rung động, điều này cũng gây tổn thương dây thanh, đặc biệt là khi bạn nói hoặc hát trong thời gian dài.

Điểm mặt 5 nguyên nhân gây khan tiếng - Ảnh 2.

Khát nước cũng là nguyên nhân gây khan tiếng.

Do đó để bảo vệ giọng nói của mình, bạn cần uống ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày. Nên uống nước thường xuyên, không để tình trạng khát mới uống.

Khan tiếng do ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, dịch vị hay axit dư thừa trong dạ dày có thể bị đẩy lên cao gây ra các hiện tượng ợ nóng, ợ chua và khiến cho niêm mạc cổ họng, thanh quản bị kích ứng, từ đó dẫn đến viêm và gây khan tiếng. Nếu gặp triệu chứng khan tiếng do bệnh trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị kịp thời.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục