
Dưới đây là những nguyên nhân gây ho lâu ngày bạn cần chú ý:
Ho do viêm thanh quản
Ho lâu ngày không khỏi có thể do nhiều bệnh lý khác nhau.
Ho lâu ngày có thể do các vấn đề ở thanh quản. Bị viêm thanh quản đồng nghĩa với việc cơ thể bạn bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc tố mạnh. Bệnh kèm theo triệu chứng ho khan mất tiếng.
Nếu bị bệnh bạch hầu thanh quản thì tiếng ho nghe ông ổng, soi và quan sát sẽ thấy có màng mủ trắng ở khiến người bệnh khó thở, lâu ngày có thể gây trụ hô hấp và tử vong.
Ho do viêm họng cấp
Viêm họng cấp là bệnh thường gặp ở những người có thói quen hay sử dụng nước đá. Viêm họng cấp khiến cơ thể sốt cao hoặc có thể không sốt nhưng kèm theo các cơn ho có hoặc không có đờm.
Biểu hiện chung dễ nhận biết của bệnh là người bệnh thường cảm thấy đau rát cổ họng, khi nuốt thấy vướng và khó chịu.
Viêm họng cấp khiến cơ thể sốt cao hoặc có thể không sốt nhưng kèm theo các cơn ho có hoặc không có đờm
Ho do viêm khí quản
Khi bị viêm khí quản, giai đoạn đầu người bệnh thường có các biểu hiện là xuất hiện các cơn ho khan rát họng, khi không được điều trị kịp thời dễ chuyển thành ho có đờm, bệnh thường kèm theo triệu chứng sốt cao tuy nhiên nếu được phát hiện kịp thời thì bệnh rể điều trị và nhanh khỏi
Ho do viêm phế quản mạn tính
Bệnh thường gặp ở những người hay hút thuốc lá nhiều, tái phát mỗi khi thời tiết thay đổi và thường có triệu chứng ho khan kèm theo chảy nước mũi.
Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị khi viêm ho kéo dài
Ho do hen phế quản
Hen phế quản thường gặp ở những người có độ tuổi trung niên, bệnh thường xuất hiện các cơn ho hen về đêm gây khó thở nghe trong tiếng thở có tiếng khò khè, sáng dậy thường có khạc ra nhiều đờm
Bệnh ho gà
Bệnh ho gà thường gặp ở trẻ nhỏ kèm theo những cơn ho khan từng cơn và không có đờm, bệnh thường gây sốt cao khi ho nhiều gây vỡ khí nang và tràn khí phổi rất nguy hiểm.
Ho lâu ngày không khỏi gây ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến cơ thể mệt mỏi. Việc xác định rõ nguyên nhân gây ho sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả nhanh chóng, đồng thời an toàn cho người bệnh.
VTV.vn - Uống nhiều nước là biện pháp phòng ngừa và kiểm soát sỏi thận, sỏi tiết niệu. Tuy nhiên, uống nước thôi chưa đủ, các bạn cần phải uống nước đúng cách nữa.
VTV.vn - Bỏng là tai nạn thường gặp, không những gây tổn hại trước mắt tới sức khỏe mà còn để lại những hậu quả lâu dài, đặc biệt ở trẻ em.
VTV.vn - Vào mùa đông hoặc những khi thời tiết lạnh và hanh, bạn thường cảm thấy ngứa ngáy trên da rất khó chịu.
VTV.vn - Nghe kém là sự suy giảm chức năng nghe, gây khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống của mỗi người, đặc biệt tác động không tốt tới sự phát triển về ngôn ngữ và tâm lý ở trẻ.
VTV.vn - Thời tiết miền Bắc đang trong những ngày rét đậm, nếu cho trẻ ra ngoài vào thời điểm này, cha mẹ phải giữ ấm đúng cách và vệ sinh tốt cho trẻ.
VTV.vn - Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh về xương khớp như thoái hóa sụn khớp, đốt sống cổ, thoái hóa khớp gối.
VTV.vn - Chăm sóc da, đặc biệt là vào mùa đông, nếu không đúng cách sẽ khiến tình trạng khô da thêm trầm trọng.
VTV.vn - Nhiệt kế thủy ngân là thiết bị y tế rất hữu ích, tuy nhiên, do được làm bằng thủy tinh nên nhiệt kế rất dễ bị vỡ làm thủy ngân trong nhiệt kế phát tán ra ngoài.
VTV.vn - Nhiễm giun không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập của trẻ mà còn khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.
VTV.vn - Nhiều người cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người lớn tuổi. Điều này là không chính xác. Hiện nay có nhiều người trẻ tuổi, thanh niên, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ.
VTV.vn - Cách nhận biết sớm, phòng ngừa và điều trị sẽ là những nội dung được chuyên gia hàng đầu Việt Nam tư vấn và giải đáp.
VTV.vn - Lượng mỡ trong máu tăng cao liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống. Cách điều trị đơn giản và hiệu quả nhất là điều chỉnh ngay trong bữa ăn hằng ngày của gia đình.
VTV.vn - Ai cũng nghĩ khi mùa đông đến, trời ít nắng thì nám da sẽ không phát triển. Trên thực tế với nhiều người thì điều này hoàn toàn ngược lại.
VTV.vn - Thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm là hai nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau lưng trên lâm sàng.
VTV.vn - Y học cổ truyền có các phương pháp không dùng thuốc có thể tác động hỗ trợ lên nhóm bệnh lý sụp mí nhờ vào châm cứu các huyệt tại chỗ quanh mắt kết hợp với day ấn huyệt.