Thực trạng mô hình đào tạo bóng đá ở Việt Nam

Cập nhật 09:12 ngày 24/11/2015

Bóng đá Việt Nam đã lên chuyên được 15 năm, nhưng chúng ta vẫn phải đối mặt với quá nhiều những bất cập. Bóng đá chưa phổ cập trong học đường, sự khác biệt trong cách đạo tạo, mô hình ở từng địa phương khiến cho chúng ta vẫn đang loay hoay tìm một hướng đi chung.

 


HLV ĐTQG Myanmar xem giải U21 quốc tế



Sở hữu tốc độ, khả năng săn bàn ấn tượng, Quốc Việt chính là ngôi sao sáng nhất đã giúp đội bóng Hải Dương đăng quang tại giải bóng đá nhi đồng toàn quốc năm 2014. Dù mỗi năm chỉ được cọ xát ở 2 giải đấu nhưng các lứa U11 và U13 Hải Dương vẫn gặt hái thành công khi liên tiếp giành được chức vô địch, có lẽ cũng nhờ tỉnh Hải Dương chỉ tập trung đầu tư vào 2 lứa này. Còn để mở rộng lên các lớp lớn hơn hay có một đội bóng chuyên nghiệp thì tỉnh Hải Dương chưa sẵn sàng.

Theo lô trình mà tỉnh này đề ra, thì Quốc Việt muốn khoác áo đội bóng quê nhà thi đấu ở V.League thì phải chờ ít nhất 20 năm nữa. Như vậy là dù sản sinh ra nhiều tài năng, nhưng bóng đá Hải Dương vẫn chỉ là một vùng trắng ở những sân chơi lớn của bóng đá Việt Nam.

Sông Lam Nghệ An vốn nổi tiếng với công tác đào tạo trẻ là thế, nhưng giờ cũng đang bước vào giai đoạn thoái trào. Cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ các trung tâm, năm 2015,các lứa U của xứ Nghệ gây thất vọng khi liên tục thất bại ở các giải đấu, trong khi đó, đội bóng SLNA thì lo ngáy ngáy việc mất quân khi mùa giải kết thúc vì không có tiền giữ chân.

Nhìn thực trạng nhiều địa phương khác cũng đang vất vả vì sự tốn kém và phức tạp của cái gọi là bóng đá chuyên nghiệp thì thì rõ ràng, bóng đá Việt Nam đang tồn tại quá nhiều những bất cập cần giải quyết.



Mời quý độc giả theo dõi các chương trình thể thao đã phát sóng của Ban Sản xuất các chương trình Thể Thao, Đài Truyền hình Việt Nam:

Hoàng Cường
(Thethao.vtv.vn)