[2014 NBA REVIEW] Kì 3: Câu chuyện đế vương của Miami

Cập nhật 10:28 ngày 29/10/2014

Khi Pat Riley và Micky Arison xây dựng superteam ở Miami, họ cũng thổi lên một superdream cho các fan của mình. Không phải một, hai hay ba chức vô địch, họ muốn thống trị NBA, đánh đổ lịch sử. Tất nhiên giấc mơ ấy là bất khả. Nhưng sau bốn năm dưới triều đại Big-3 bạn có tự hỏi họ đã làm gì và được gì. Đây là một thoáng nhìn lại tất cả.


2010-2011:

 

Chỉ thắng 8/22 trận đầu mùa, ai cũng hiểu Heat đang có nhiều ngôi sao nhưng lại chưa gom về dưới một vòm trời. Tuy nhiên, họ vẫn kịp bắt nhịp để kết thúc mùa giải với 58 chiến thắng và chấp nhận là hạt giống số 2 Miền Đông sau Bulls. Uy thế của superteam chỉ thật sự thể hiện ở playoffs, Miami dễ dàng bỏ lại Philadelphia 76ers ở vòng 1, Boston Celtics ở bán kết miền, và Bulls ở chung kết miền, 4-1 là kịch bản chung cho tất cả. Finals 2011 là màn tái đấu của năm 2006 chỉ khác một điều đội nở nụ cười cuối mang màu áo xanh, Dallas Mavericks của Nowitzki.
 

2011-2012:

 




Để tăng viện cho mùa giải mới, Shane Battier được đưa về Miami ngay sau khi NBA Lockout kết thúc. Thành tích 27 thắng-7 bại trước Giáng Sinh của Heat phần nào gây hoang mang phần còn lại của NBA. Tuy nhiên, cú hụt hơi ở nửa sau mùa giải khiến họ nhận thêm 13 thất bại nên đành ngậm ngụi xếp thứ hai ở Miền Đông. Ở vòng 1, nỗ lực của New York Knicks cũng chỉ mang series đến Game 5. Heat thẳng tiến vào vòng 2 gặp Indiana Pacers. Thất bại Game 2 ngay tại sân nhà và Game 3 ở Indiana, hàng loạt chỉ trích đổ lên màn trình diễn mờ nhạt  của Dwyane Wade và lối dùng quân cứng nhắc của Spoelstra. Tuy nhiên mọi thứ được dập tắt khi Pacers gục mặt ở cả ba trận sau, với combo 70 điểm/trận của James và Wade. Boston Celtics là đối thủ cuối cùng của họ ở Miền Đông, mọi thứ khởi đầu tốt khi Heat dễ dàng dẫn 2-0 trên sân nhà, trước khi Boston đưa họ về mặt đất 3 trận sau đó. James trở thành người hùng trong Game 6 với 45 điểm và 15 rebounds giúp Heat cân bằng 3-3 ngay tại Boston. Game 7 diễn ra ngay tại Miami; Celtics phủ đầu đội chủ nhà ngay hai hiệp đầu, nhưng Heat vẫn kịp khẳng định ai mới là ông chủ Miền Đông. Chung cuộc 101–88, Miami lại được khoác chiếc áo NBA Finals lần thứ hai liên tiếp. Lần này đối thủ của họ là hàng công đáng sợ nhất giải đấu, Oklahoma City Thunder, nhưng Heat cũng chỉ  cần 5 game để có được chiếc cup đầu tiên dưới kỷ nguyên Big 3. James giành Finals MVP và hơn hết chiếc nhẫn đầu tiên trong sự nghiệp.

 
2012-2013:

 





Ngày 11 tháng 7 năm 2012, Heat chính thức xướng danh Ray Allen và Rashard Lewis trên màu áo bã trầu. Dường như đó là những mảnh ghép hoàn hảo để họ oanh tạc lịch sử. Chuỗi 27 trận thắng liên tiếp cho đến khi bị Bulls tắt điện (hãy nhớ Lakers đạt chuỗi 33 khi người ta chỉ xem NBA vào cuối tuần chứ không vắt kiệt thể lực như bây giờ). 66 chiến thắng một mùa có thể chưa gây ấn tượng bằng nhiều tập thể thần thánh khác trong lịch sử nhưng đó vẫn là kỷ lục của riêng Heat. Chỉ thua một trong số 19 trận làm khách trong giai đoạn cuối mùa, nếu nghe thành tích này có vẻ phức tạp thì bạn cứ hiểu thế này, không ai muốn đón tiếp Heat tại nhà mình cả. Tháng ba có lẽ đã thể hiện toàn vẹn cái tên của nó, tháng của chiến thần, Heat chỉ thua đúng một lần và chúng ta phải công nhận sức mạnh của họ bởi chưa từng có tập thể nào trong lịch sử ca khúc khải hoàn 17 lần chỉ trong một tháng. Một regular-season hoản hảo cho hạt giống số 1 playoffs. Milwaukee Bucks chấp nhận dừng lại ở vòng 1 không chút kháng cự trong khi nỗ lực của Chicago cũng chỉ kéo dài series đến Game 5. Khó khăn chỉ thật sự đến khi Heat đụng Pacers ở Chung kết Miền. Sức mạnh của Paul George và các đồng đội đủ chèo kéo họ đến 7 trận trước khi đối đầu Spurs ở Finals. Miami trở thành đội Miền Đông đầu tiên viết tên mình vào ba Finals liên tiếp kể từ Chicago Bulls của Jordan. Miami sụp chân ngay trận mở màn tại chính nhà mình bởi cú buzzer beater Tony Parker. Heat lấy lại Game 2 với chuỗi 33–5 run trong hai hiệp cuối. Đỉnh điểm của cả series nằm ở Game 6 khi Spurs up dẫn 10 điểm ở hiệp 4, cầm trong tay cơ hội thắng trận thứ 4 và giành chức vô địch. James ghi liền 16 điểm và Ray Ray biến bay chức vô địch ra xa Spurs. Trở về nhà trong trận đấu cuối cùng, Heat kết liễu Spurs 95–88 bằng 70 điểm và 22 rebound của bộ đôi James-Wade. Heat có chiếc cup thứ hai liên tiếp, tất nhiên từ sau Chicago Bulls của Jordan họ là đội miền Đông đầu tiên làm được điều này. Một series kinh điển cho cả Heat và Spurs. Cá nhân James lại được gọi tên NBA Finals MVP, trở thành cầu thủ thứ 6 đạt được liên tiếp danh hiệu này sau Michael Jordan, Bill Russell, Kobe Bryant, Shaquille O'Neal và Hakeem Olajuwon.Và câu chuyện còn hoàn hảo hơn khi chỉ có Jordan từng ẵm trong tay Finals MVP và MVP của toàn giải hai năm liền.

 
2013-2014:

 




Vấn đề của Miami suốt mùa này nằm ở sức khỏe của Dwyane Wade, ra sân chỉ 54/82 trận đã phần nhiều giải thích sự hụt hơi của Heat sau All-Stars. Họ vẫn mơ về 3-peat khi kịp cán đích thứ hai Miền Đông và 'Big 3' lành lặn khi post-season đến. Tiễn Charlotte Bobcats, 4-0, cho Brooklyn Nets hiểu đúng nghĩa thế nào là dùng tiền, 4-1. Họ lại gặp Indiana Pacers ở Chung kết Miền. Và thêm một lần đau cho Pacers đánh dấu 3 mùa playoffs liên tiếp Heat đập tan giấc mơ của họ. Finals thứ liên tiếp, lại Spurs hùng mạnh chờ họ ở đó. Heat thắng một trận ngay tại San Antonio còn lại họ đều là kẻ đứng sau, 4-1 cho Spurs, 3-peat sup đổ.

Ngày 11 tháng 7 năm 2014,”Vua” trở về nhà, triều đại Big-3 chấm dứt sau bốn năm xoay chuyển thế giới.

Đình Cường
(Thethao.vtv.vn)

Những thay đổi đáng chú ý tại F1 trong 5 năm qua

0 0 Xem thêm

VTV.vn - Do những ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà phải sau 5 năm GP Trung Quốc mới quay trở lại bản đồ của môn thể thao này.