Những ngộ nhận của doanh nghiệp trong xây dựng thương hiệu

T.Mùi (Theo doanhnhansaigon) -Thứ tư, ngày 23/04/2014 14:22 GMT+7

Đánh giá thấp hoạt động xây dựng thương hiệu, chưa coi trọng hình ảnh, giá trị của thương hiệu... là những lỗi phổ biến không chỉ xảy ra với riêng các doanh nghiệp nhỏ mà ngay các doanh nghiệp lớn cũng tồn tại vấn đề này.

Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là tài sản duy nhất không bao giờ bị mất giá. Tuy vậy xây dựng thương hiệu vẫn thường bị lãnh đạo nhiều doanh nghiệp hiểu lầm.

Xây dựng thương hiệu là hoạt động khó đo lường hoặc xác định hiệu quả như doanh số bán hàng, thị phần, giá cổ phiếu.

Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp việc xây dựng thương hiệu lại là "nạn nhân" của chữ nghĩa khi bị đánh đồng với "danh tiếng". Cùng với thương hiệu, danh tiếng là phần giá trị quan trọng nhất của một số công ty trên thị trường.

‘ Nếu thương hiệu là hình ảnh của doanh nghiệp được tạo dựng trong lòng đối tác, khách hàng thì danh tiếng được coi là sự thể hiện của hình ảnh ấy trong thực tế. Hình ảnh được tạo dựng chỉn chu, ấn tượng qua các hoạt động quảng cáo, truyền thông; còn danh tiếng lại được tạo dựng phần lớn qua trải nghiệm thực tế của khách hàng.

Tiếp theo, có quá nhiều lãnh đạo doanh nghiệp tin rằng xây dựng thương hiệu là một môn học trong bộ phận tiếp thị. Bởi vì, chúng ta thường nghe về thương hiệu và gắn liền với các khái niệm về marketing, quảng cáo, thiết kế, sản phẩm, nhận diện...

Nhưng thương hiệu thực sự rộng hơn rất nhiều khi nó bao gồm tất cả mọi hoạt động của một công ty, từ các biểu tượng đến cả cách xử lý khiếu nại của khách hàng, đồng phục của nhân viên...

Tuy nhiên, có quá ít công ty chú trọng quản lý thương hiệu của mình và coi nó như là tài sản có giá trị. Xây dựng thương hiệu hiệu đã khó, việc quản lý còn khó hơn. Việc quả lý tốt thương hiệu của mình có thể giúp doanh nghiệp cải thiện doanh số bán hàng, làm tăng lợi nhuận, rồi cải thiện sự năng động của nhân viên..., thậm chí còn ảnh hưởng đến số liệu tài chính.

‘ Xu hướng nhìn nhận về thương hiệu thông qua phương diện tài chính ngày càng rõ nét, thậm chí khái niệm về thương hiệu mạnh chủ yếu là khái niệm về tài chính.

Ngoài ra, những ngộ nhận về thiết lập thương hiệu mà nhiều doanh nghiệp hiện nay đang mắc phải có thể kể đến đó là:

- Doanh nghiệp luôn có suy nghĩ rằng nếu sản phẩm của họ tốt sẽ đồng nghĩa với thành công, tuy nhiên thực tế không phải vậy, một sản phẩm tốt cũng dễ dàng thất bại nếu họ không chú trọng xây dựng danh tiếng, thương hiệu và đo lường những rủi ro trên nhiều mặt.

- Liên tục cho ra sản phẩm mới sẽ góp phần củng cố thương hiệu. Nhưng theo các cuộc thăm dò, có đến 80% các sản phẩm mới gánh chịu thất bại ngay sau khi được giới thiệu, hơn 10% khác thất bại trong khoảng thời gian 5 năm đầu.

- Các công ty lớn luôn thành công trong thiết lập thương hiệu. Điều này hoàn toàn không đúng vì không một công ty nào lớn đến mức có thể đứng ngoài các thảm họa thương hiệu.

‘ - Những thương hiệu mạnh được xây dựng bằng quảng cáo. Phải nói chính xác hơn là quảng cáo có thể hỗ trợ cho thương hiệu nhưng không thể chỉ cần quảng cáo là có thể xây dựng được thương hiệu. Ngày nay, thương hiệu được xây dựng thông qua rất nhiều phương tiện, cách thức chứ không riêng quảng cáo.

- Thương hiệu mạnh bảo vệ cho sản phẩm. Thực tế, các sản phẩm mạnh hiện nay phải hỗ trợ cho việc bảo vệ thương hiệu vì khi sản phẩm có vấn đề về chất lượng cũng có thể ảnh hưởng đến thương hiệu chung.

- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Khi vòng đời của sản phẩm ngày càng rút ngắn, thậm chí là chỉ 6 tháng tới 1 năm thì xây dựng thương hiệu cho sản phẩm không còn phù hợp. Các công ty hiện nay chỉ theo đuổi chiến lược một thương hiệu và xây dựng các thương hiệu con để phân biệt các loại sản phẩm khác nhau.

Chính vì hầu hết các thương hiệu thường tập trung vào ý tưởng đằng sau sản phẩm thay vì phát triển chính sản phẩm mà mình đang có nên việc xây dựng thương hiệu dường như không đi theo đúng lộ trình. Điểm mấu chốt của vấn đề để một thương hiệu tồn tại lâu chính là việc dựa trên ý tưởng vững bền của sản phẩm và tồn tại lâu dài qua rất nhiều đời sản phẩm khác nhau.

Mọi vấn đề liên quan đến danh tiếng và khủng hoảng thương hiệu, doanh nghiệp và khách hàng liên hệ:

‘ Ms. Nguyễn Huyền (Đại diện dịch vụ) Nhận định: “Sứ mệnh của chúng tôi là đem đến sự an toàn cho các thương hiệu có danh tiếng thông qua dịch vụ bảo vệ danh tiếng thương hiệu trên internet”. Mobile:0988.435.534 Email: huyennt@netlink.vn

‘ Mr. Việt Dũng (Phụ trách kinh doanh) Nhận định: “Kinh doanh là cạnh tranh, rất dễ có người vì cạnh tranh mà “đốt nhà” mình. Thế nên xử lý khủng hoảng truyền thông xét trên khía cạnh nào đó cũng giống chữa cháy”. Mobile:0938.355.336 -Email: dung.mai@netlink.vn

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước