Những thương hiệu đình đám thời trước giờ ra sao?

Hương Kim (Theo Doanhnhansaigon)-Thứ năm, ngày 08/05/2014 10:56 GMT+7

Cách đây không lâu một số thương hiệu còn đình đám và chiếm thị phần lớn nhưng đến nay, khi nhìn lại thì nó lại là những thương hiệu “lép vế”. Trong đó phải kể đến những cái tên như: Dell, Columbia, Peugeot,...

Dell: Đang trên đà trượt dốc

Trước đây Dell đã giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh ở thị trường máy tính với các tên như: IBM, HP, DEC, Apple, Wang,... và người thắng cuộc không ai ngờ lại là chàng trai Michael Dell – tốt nghiệp đại học với dự định trở thành bác sỹ.

Michael Dell đã sử dụng chiến lược “đối nghịch với các địch thủ” và nó đã thành công lớn. Theo đó Michael Dell đã áp dụng các biện pháp:

Một là, Micheal Dell phát hiện ra rằng nếu tự lấy các bộ phận máy tính và lắp ráp lại, mức giá máy tính sẽ giảm rất nhiều, ngoài ra, máy tính còn có thể đáp ứng được những yêu cầu mang tính cá nhân của từng người mua.

Hai là, các thương hiệu khác đều bán hàng qua kênh bán lẻ. Michael Dell bán sản phẩm của mình qua kênh bán hàng trực tiếp (đầu tiên là qua điện thoại, sau này là qua internet). Lợi thế là mức chi hoa hồng cho người bán hàng thấp hơn so với mức chi bán hàng qua kênh bán lẻ. Khách hàng có được một sản phẩm chất lượng với mức giá tốt. Hơn nữa, người bán hàng khi nhận hoa hồng sẽ có trách nhiệm tư vấn và chăm sóc khách hàng kỹ càng hơn nhiều so với kênh bán lẻ.

Năm 2005, Dell đã thắng lớn và chiếm 16,8% doanh số toàn cầu và nghiễm nhiên trở thành công ty máy tính lớn nhất thế giới. Khi ấy, cổ phiếu của Dell chạm đỉnh và Michael Dell trở thành một trong những doanh nhân được kính trọng bậc nhất thế giới thời bấy giờ.

Thời điểm này, trong tâm trí khách hàng đã định vị được rằng: Dell là máy tính cá nhân. Và Michael Dell đã cho ra đời cuốn tự truyện “Direct from Dell” – nó phản ánh công thức thành công của ông.

‘ Sau đó, Dell quyết định từ bỏ phương thức bán hàng trực tiếp và bắt đầu phân phối qua kênh bán lẻ với quảng cáo “Dude, you’re gettinh a Dell” (ông bạn cần phải có máy Dell).

Và năm 2003 Dell Computer Corp bỏ chứ “Computer” khỏi tên thương hiệu và đổi thành Dell Inc. Sau đó Dell có tham vọng dấn thân vào những lĩnh vực khác nhau như phần mềm, máy tính bảng, máy in, điện thoại,....

Cho đến nay thì Dell đứng sau các thương hiệu như HP, Lenovo, Acer trong lĩnh vực máy tính cá nhân. Còn về phân khúc máy tính bảng, phần mềm, máy in, điện thoại thì Dell không có chỗ đứng trong tâm trí khách hàng. Thậm chí Michael Dell còn đứng trong danh sách “10 CEO đáng bị sa thải nhất năm 2013” của The Wall St Journal.

Thương hiệu không còn sức ảnh hưởng

Tại thị trường Mỹ ở cả thế kỷ XIX, thương hiệu xe đạp Columbia gần như chiếm lĩnh thị trường. Cho đến khi khi ngành công nghiệp ô tô ra đời thì ban lãnh đạo Columbia quyết định lấn sân sang lĩnh vực này và vẫn lấy tên là Columbia.

Nhưng một trở ngại lớn đối với thương hiệu này là người tiêu dùng luôn dấu ấn rằng Columbia là xe đạp. Giống như “gậy ông đập lưng ông” Columbia đã biến mất trên thị trường cả về xe đạp lẫn ô tô.

‘ Hay như câu chuyện của Peugeot thì việc sở hữu chiếc xe đạp này là niềm kiêu hãnh. Theo đó Peugeot định vị trong tâm trí người tiêu dùng là xe đạp giống như nhắc tới Miliket là nhớ tới mì ăn liền, Bata là giày, Dạ Lan là kem đánh răng,...

‘ Khi lấn sân sang lĩnh vực xe hơi thì Peugeot có giá 1 tỷ đồng mà nhiều người cho rằng với mức giá này thì người ta có thể mua Camry – nó thể hiện đẳng cấp của chủ xe. Và hơn thế trong tâm trí khách hàng luôn được định vị rằng: Peugeot là xe đạp!

‘ Như vậy bất cứ một thương hiệu nào khi lấn sân sang một lĩnh vực khác thì sẽ không giữ vững được thương hiệu của mình. Đây được coi như một thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. Việc xây dựng và bảo vệ danh tiếng thương hiệu đã trở thanh vấn đề ưu tiên hàng đầu của một doanh nghiệp.

Mọi vấn đề liên quan đến danh tiếng và khủng hoảng thương hiệu, doanh nghiệp và khách hàng liên hệ:

‘ Ms. Nguyễn Huyền (Đại diện dịch vụ) Nhận định: “Sứ mệnh của chúng tôi là đem đến sự an toàn cho các thương hiệu có danh tiếng thông qua dịch vụ bảo vệ danh tiếng thương hiệu trên internet”.

Mobile:0988.435.534

Email: huyennt@netlink.vn

‘ Mr. Việt Dũng (Phụ trách kinh doanh) Nhận định: “Kinh doanh là cạnh tranh, rất dễ có người vì cạnh tranh mà “đốt nhà” mình. Thế nên xử lý khủng hoảng truyền thông xét trên khía cạnh nào đó cũng giống chữa cháy”. Mobile:0938.355.336Email:

dung.mai@netlink.vn

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước